Wolfgang Amadeus Mozart bắt đầu sáng tác âm nhạc khi mới sáu tuổi. Tính đến năm 1791, ông đă sáng tác hơn 600 tác phẩm với nhiều thể loại.
Mozart trên giường bệnh (1791).
Cùng năm đó, Mozart lâm bệnh và qua đời ở tuổi 35, trước sự bàng hoàng của thế giới âm nhạc. Từ giă cơi đời ở độ tuổi c̣n khá trẻ, ông để lại cho hậu thế nhiều nghi vấn về cái chết của ḿnh.
Thần đồng âm nhạc
Wolfgang Amadeus Mozart là cái tên đồng nghĩa với thiên tài. Ông vẫn là một nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực sáng tác nhạc cổ điển, rực rỡ như ngày nào, cho dù đă qua đời cách nay 231 năm. Nhưng điều ǵ đă đưa ông đến với những thành công, nổi bật trong thế giới âm nhạc?
Mozart sinh ra trong một gia đ́nh âm nhạc ở thị trấn miền núi đẹp như tranh vẽ của Salzburg (Áo). Sự tiếp xúc của ông với thế giới âm nhạc chắc chắn chịu ảnh hưởng bởi người cha, Leopold Mozart, một nhà soạn nhạc, nghệ sĩ vĩ cầm và giáo viên âm nhạc. Mẹ ông đă mất 5 người con ngay sau khi sinh, ông là một trong hai người may mắn sống sót.
Mozart đă sáng tác những bản phối khí phức tạp khi mới 6 tuổi, khiến người cha nhạc sĩ của ông rất vui mừng. Ông Leopold đă thực hiện chuyến du lịch châu Âu cùng Wolfgang và vô cùng hănh diện trước tài năng của đứa con trai 8 tuổi. Họ đă dành 3 năm biểu diễn trước các khán giả yêu âm nhạc, bao gồm cả giới quư tộc và hoàng gia, những người vô cùng kinh ngạc trước một thiên tài nhỏ tuổi.
Vào năm 14 tuổi, Mozart đi lưu diễn ở Rome, đến thăm Nhà nguyện Sistine và nghe tác phẩm Miserere mei Deus (Xin Chúa rủ ḷng thương) nổi tiếng của Allegri. Bị thu hút bởi kiệt tác kéo dài 12 phút này, Mozart trở về nhà và đêm hôm đó đă viết lại toàn bộ tác phẩm này theo trí nhớ.
Những giả thuyết
Thiên tài âm nhạc Wolfgang Amadeus Mozart (1756 – 1791).
Khi Mozart qua đời ở tuổi 35 vào ngày 5/12/1791, thế giới vô cùng sửng sốt v́ sự ra đi đột ngột của một tài năng đang rực sáng.
Về cái chết của ông, nhiều giả thuyết được đưa ra:
Do bệnh tật: Theo lời kể của một số người quen biết ông, Mozart đă làm việc quá sức và bị ốm vài tuần trước khi qua đời. Sophie Haibel, chị dâu của ông, cho biết, trong hai tuần cuối cùng của cuộc đời nhà soạn nhạc, ông bị phù nề cấp tính, sốt cao và da phồng rộp, khiến toàn bộ cơ thể vô cùng khó chịu khi bị chạm vào.
Bà cũng kể lại, một vài tuần trước khi qua đời, Mozart đă mời khách đến tập bản nhạc mới cùng ông. Thời điểm này sức khỏe của ông đă suy yếu nên việc tiếp khách nhiều càng khiến bệnh t́nh trầm trọng hơn.
Nhiều người cho rằng, việc kiểm tra hồ sơ của bác sĩ về t́nh trạng tử vong của Mozart sẽ cung cấp câu trả lời chính xác. Tuy nhiên, cũng như ở phần lớn các quốc gia châu Âu vào thế kỷ 18, việc chẩn đoán cái chết thường không được bác sĩ ghi trên giấy báo tử ở Vienna.
Thomas Franz Closet, bác sĩ riêng của Mozart, đă được hỏi về cái chết trẻ của nhạc sĩ, đă kể những chi tiết trùng khớp với lời kể của Haibel, theo đó bệnh nhân bị sốt cao và da phồng rộp, dường như liên quan đến hội chứng Hitziges Frieselfieber (Sốt kê cấp tính).
Bị sát hại: Một tuần sau khi Mozart qua đời, một tờ báo ở Berlin đưa tin ông bị đầu độc bởi nhà soạn nhạc Antonio Salieri, vốn là chỉ huy trưởng dàn nhạc Hoàng gia Áo.
Giữa người này và Mozart luôn tồn tại sự đối nghịch. Giả thuyết cho rằng, Salieri đă đầu độc Mozart được hỗ trợ bởi vở kịch sân khấu Amadeus năm 1979 của Peter Shaffer, và sau này là bộ phim Hollywood năm 1984 chuyển thể từ vở kịch trên. Hơn nữa, có một số người cho biết, Salieri cuối cùng đă thú nhận tội giết người trên giường bệnh vào năm 1825.
Một trong những giả thuyết phi logic và tai tiếng hơn cả là Mozart đă bị người anh trai Franz Hofdemel của ông giết hại trong cơn ghen. Theo những lời đồn, Mozart đă ngoại t́nh với Magdalena, vợ của Hofdemel. Khi phát hiện ra sự việc, Hofdemel đă sát hại Mozart và t́m cách giết Magdalena nhưng không thành công.
Những người ủng hộ giả thuyết này đă lấy bằng chứng từ hộp sọ được bảo quản của Mozart ở Salzburg, Áo. Theo đó, vết nứt đă lành trong hộp sọ của ông là do một cú đánh bằng gậy.
Tuy nhiên, bất cứ ai xem xét điều này một cách khách quan sẽ nhận ra rằng, nếu đây là nguyên nhân dẫn đến cái chết, th́ vết găy xương sẽ không có thời gian để lành. Mặc dù vậy, cũng có không ít người tin vào điều này, trong đó có nhà soạn nhạc nổi tiếng Ludwig Van Beethoven. Ông đă từng từ chối biểu diễn trước Magdalena v́ đổ lỗi cho bà ta về cái chết của Mozart.
Do dịch virus: Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2009 bởi các nhà khoa học và công bố trên The Annals of Internal Medicine (Biên niên sử về Y học Nội khoa) đă chỉ ra một nguyên nhân rất có thể gây tử vong cho nhạc sĩ thiên tài.
Họ khám phá nguyên nhân thực sự gây ra căn bệnh hiểm nghèo của Mozart qua việc nghiên cứu những trường hợp tử vong phổ biến ở Vienna thời đó.
Kết quả cho thấy có đến 5.011 người lớn chết v́ các triệu chứng tương tự như Mozart trong khoảng thời gian từ tháng 12/1791 đến tháng 1/1792. Cũng cần lưu ư rằng, trong những tuần trước khi Mozart qua đời, số người chết ở Vienna đă tăng vọt.
Ghi nhận lời kể của các thành viên trong gia đ́nh từ giấy báo tử, các nhà khoa học kết luận, một trận dịch virus đă lan rộng khắp Vienna vào năm 1792. Virus gây chết người này được xác định là khuẩn liên cầu (Streptococcus), nếu không được điều trị sẽ dẫn đến hội chứng thận hư. Y học hiện đại giờ không c̣n coi đây là căn bệnh đáng sợ nữa.
Tuy nhiên, nếu không tiến hành khám nghiệm tử thi bằng kỹ thuật hiện đại, nguyên nhân cái chết của thiên tài âm nhạc này sẽ vẫn c̣n là điều bí ẩn.