Các "thành phố casino" được kiểm soát lỏng lẻo ở Đông Nam Á được coi là "thiên đường" cho những đường dây buôn người và hoạt động tội phạm.
Hồi đầu năm, Ekapop Lueangprasert, quan chức địa phương ở khu Sai Mai, ngoại ô Bangkok, Thái Lan, đang kiểm tra tin nhắn trên trang Facebook mà ông lập ra để hỗ trợ người dân gặp khó khăn v́ đại dịch Covid-19 th́ nhận được một tin nhắn video khác thường.
"Bây giờ là 1 giờ sáng 28/1/2022, tôi đang ở trong ṭa nhà đối diện với quán Karaoke Bar", cô gái 18 tuổi người Thái Lan với đôi mắt sưng húp v́ khóc nhiều, nói trong video. Cô gái trông có vẻ kiệt sức, gần như sụp đổ, nhưng vẫn cố gắng cung cấp nhiều thông tin nhất có thể.
Cô kể rằng đă đi từ Bangkok tới khu biên giới Sa Kaeo để gặp một người môi giới từng hứa t́m việc giúp cô tại thị trấn casino Poipet trên lănh thổ Campuchia. Nhưng khi đến nơi, cô được thông báo phải tham gia công việc lừa đảo trực tuyến bằng các cuộc gọi điện thoại.
Khi cô muốn rời đi, quản lư yêu cầu cha cô phải nộp 40.000 baht (1.080 USD) để con gái được tự do. "Tôi biết mọi thứ và sợ rằng ông chủ sẽ giết tôi", cô nức nở. "Tôi không biết ông ta sẽ làm ǵ tiếp theo và liệu tôi có thể liên lạc với ông tiếp nữa không".
Ekapop ban đầu hoài nghi câu chuyện này. "Tôi hỏi làm thế nào mà cô được sử dụng điện thoại", ông kể. Nhưng ngay sau khi cô gái vội vă gửi và xóa thông tin về địa điểm, ảnh chụp trong khu casino và bằng chứng về những ǵ cô phải chịu đựng, Ekapop tin rằng đó là sự thật.
Trong những tháng sau đó, vô số tin nhắn, video, ảnh được gửi đến ông từ những nạn nhân người Thái Lan bị lừa vào các "casino địa ngục" ở nhiều nước tại Đông Nam Á, như Campuchia hay Myanmar. Tất cả đều kể câu chuyện gần như giống nhau, khi bị dụ dỗ về "việc nhẹ lương cao" ở nước ngoài, để rồi nhận ra họ bị các băng đảng buôn người cầm tù trong điều kiện tồi tệ.
Dưới những lời đe dọa bạo lực, họ phải tham gia các hoạt động bất hợp pháp, chủ yếu là thuyết phục người khác tham gia vào những tṛ đầu tư lừa đảo trên mạng.
"T́nh trạng này ở các thành phố casino vùng biên hay 'đặc khu kinh tế' đ̣i hỏi chính phủ các nước hành động khẩn cấp", Phil Robertson, giám đốc khu vực châu Á của tổ chức phi chính phủ Giám sát Nhân Quyền (HRW), bày tỏ lo ngại về những kẻ đội lốt môi giới việc làm để buôn người và cưỡng ép lừa đảo trực tuyến.
Một ṭa nhà tại Sihanoukville, Campuchia được cho là "đại bản doanh" hoạt động lừa đảo qua mạng và điện thoại. Ảnh: Diplomat.
Không phải ngẫu nhiên mà hoạt động tội phạm buôn người, lừa đảo trực tuyến có tổ chức nở rộ tại các thành phố casino ở Đông Nam Á.
Giới chuyên gia nhận định tiêu chí ưu tiên đầu tư hơn quản lư ở các thành phố casino đă trở thành con dao hai lưỡi. Các thành phố hay đặc khu casino này do lực lượng an ninh tư nhân giám sát, vai tṛ quản lư của chính quyền địa phương bị buông lỏng, mở ra lỗ hổng để các đường dây tội phạm đội lốt doanh nghiệp xâm nhập và "tự tung tự tác".
Những ṭa nhà đặt các "casino địa ngục" thường có diện tích lớn, với lượng bảo vệ dày đặc, nhiều người được vũ trang. Các đường dây lừa đảo trực tuyến trong những casino đó mọc lên như nấm sau mưa trong giai đoạn đại dịch Covid-19 bùng phát, khi doanh thu ở các thành phố casino Đông Nam Á sụt giảm mạnh v́ thiếu du khách tới đánh bạc, đặc biệt là khách từ thị trường Trung Quốc.
Thực trạng này xuất hiện chủ yếu ở những thành phố tập trung nhiều casino, điển h́nh như Sihanoukville hay Poipet của Campuchia, cũng như các Vùng kinh tế đặc biệt (SEZ) ở một số nước Đông Nam Á khác. Những khu vực này thường được chính quyền địa phương nới lỏng quản lư để kích thích đầu tư nước ngoài, khiến các đường dây tội phạm có cơ hội hoạt động.
Ở Myanmar, nhiều SEZ mới mọc lên, xoay quanh các dự án casino do người Trung Quốc vận hành, rải rác gần các thành phố Myawaddy và Shwe Kokko ở bang Kayin trong hai năm qua. Các khu vực này cũng được cho là điểm nóng liên quan hoạt động buôn người, lừa đảo qua mạng và mại dâm.
Những cơ sở cưỡng bức lao động như vậy không phải lúc nào cũng kinh doanh casino, mà c̣n xuất hiện những h́nh thức tinh vi khác như tổ chức đánh bạc trực tuyến, gọi điện lừa đầu tư, hoặc lừa đồng hương sang rồi giữ lại đ̣i tiền chuộc.
Các thành phố casino mọc lên liên tục tại Đông Nam Á cùng với đà phát triển của ngành công nghiệp đánh bạc trên mạng. Trong nửa cuối thập niên trước, mảng này đă trở thành công cụ kiếm tiền siêu lợi nhuận cho các ông trùm casino. Năm 2019, đánh bạc trên mạng ở châu Á - Thái B́nh Dương được ước tính trị giá khoảng 15 tỷ USD, dự báo tăng trưởng 18% đến năm 2026.
Mô h́nh kinh doanh này phát triển ngày một nhanh v́ mức độ phổ biến của điện thoại thông minh và thanh toán điện tử ở Đông Nam Á. Tính đến năm 2022, khoảng 37% dân số Đông Nam Á tiếp cận Internet, trong đó khoảng 88% sở hữu điện thoại thông minh, theo một báo cáo về quảng cáo trực tuyến trên Intelligence Insider.
Hàng loạt ứng dụng ví điện tử ra đời ở các nước khu vực. Môi trường thân thiện với công nghệ thông tin và thanh toán điện tử nở rộ tạo điều kiện cho kinh doanh trực tuyến phát triển.
Đánh bạc, chơi game kiếm tiền, dự án đầu tư ma cũng phát triển theo làn sóng này, bao gồm cả kinh doanh đúng pháp luật lẫn các đường dây lừa đảo.
Tại Thái Lan, các cuộc khảo sát của Hội đồng Kinh tế Quốc gia và Phát triển Xă hội ghi nhận gần 50% người dân từng đối mặt lừa đảo trực tuyến, phần lớn là lừa đảo tài chính. Trong năm 2021, các "tổng đài" lừa đảo đă chiếm đoạt khoảng một tỷ baht (hơn 27,7 triệu USD).
Những đường dây lừa đảo qua mạng ở Đông Nam Á đa phần biến tướng từ đánh bạc trực tuyến. Đầu tiên, tiền đầu tư được đổ vào dự án casino hợp pháp. Các pḥng đánh bạc trực tuyến xuất hiện sau, nhắm đến khách Trung Quốc đại lục và thu lời nhiều hơn cả casino thông thường.
Tác động đáng kể từ các mô h́nh đánh bạc, lừa đảo trên mạng đă khiến chính phủ Trung Quốc những năm qua đẩy mạnh vận động các nước láng giềng Đông Nam Á ngừng cấp mới hoặc rút giấy phép kinh doanh ṣng bạc trực tuyến.
Năm 2016, chính phủ Philippines mạnh tay dẹp đánh bạc trực tuyến trong nỗ lực cải thiện quan hệ với Trung Quốc, khiến những tổ chức vận hành ṣng bạc đổ bộ sang Campuchia.
Nhiều thành phố Campuchia thời điểm đó, trong đó có Sihanoukville, nới lỏng quy định cấp phép đầu tư casino để thúc đẩy phát triển hạ tầng. Các công ty được phép mở thêm dịch vụ đánh bạc trực tuyến với điều kiện có sử dụng mặt bằng để tổ chức casino "truyền thống".
Casino phát triển kéo theo những mô h́nh lừa đảo trực tuyến khác, ngay cả khi Campuchia cấm đánh bạc trực tuyến từ tháng 8/2019. Trung Quốc đă truy tố ba doanh nhân đầu tư nhiều nhất vào Campuchia, gồm Dong Lecheng, Xu Aimin và She Zhijiang với các cáo buộc phạm tội về tài chính trị giá hàng chục triệu USD. Cả ba người này đều liên quan đến những tổ hợp "nô lệ mạng" ở Campuchia, đặc biệt là tại Sihanoukville.
"Ở một số khu vực, chính quyền không mạnh tay siết chặt quản lư, việc thực thi pháp luật trong các đặc khu đó cũng chịu nhiều ràng buộc, khiến tội phạm nở rộ và gây họa cho nhiều người", Jeremy Douglas, lănh đạo chi nhánh Đông Nam Á của Văn pḥng Liên Hợp Quốc về Ma túy và Tội phạm (UNODC), nhận định.
Vấn đề dai dẳng với nhiều thành phố casino ở Đông Nam Á là tội phạm buôn người và mại dâm trẻ em. T́nh h́nh càng tồi tệ hơn do đại dịch Covid-19, khi nhiều người mất thu nhập trở thành con mồi cho những đường dây lừa đảo tài chính và buôn người.
Những nạn nhân được giải cứu từ các đường dây buôn người ở Đông Nam Á thường mô tả điều kiện làm việc, sinh hoạt như địa ngục. Họ bị đánh đập, chích điện, bỏ đói, thậm chí sang tay như hàng hóa giữa các "công ty" nếu không vừa ư chủ.
Jason Tower, chuyên gia an ninh Trung Quốc, cho rằng các thành phố casino như vậy là "thiên đường" cho những hoạt động lừa đảo trực tuyến và nhiều hoạt động mờ ám khác, không chỉ ở Campuchia, mà c̣n nhiều nước khác ở Đông Nam Á.
"Bạn thậm chí có thể gọi đó là 'đặc khu tội phạm', trong đó các đường dây lừa đảo hoạt động ngoài ṿng pháp luật", Tower nói. "Chúng cung cấp địa điểm an toàn cho những kẻ muốn thực hiện các hoạt động ngầm".