Giám đốc S&P Global Ratings - Wenwen Chen. Người phụ trách nghiên cứu thị trường Đại lục cho biết. Chi phí bảo hiểm với xe “xanh” tại Trung Quốc đang cao hơn 20% so với phương tiện động cơ đốt trong truyền thống.
Theo Chen, có nhiều yếu tố dẫn đến việc chênh lệch giá này, một trong đó là tỷ lệ tổn thất – thước đo chi phí của các công ty bảo hiểm, được cho là cao hơn với các loại xe sử dụng năng lượng mới.
Nguyên nhân là do các phương tiện “xanh” thường sử dụng các bộ phận, linh kiện chưa được sản xuất hàng loạt, dẫn đến t́nh trạng tốn kém hơn để sửa chữa thay thế khi gặp tai nạn.
Ở Mỹ, theo Chase Gardner tại Insurify, bảo hiểm cho ô tô điện cũng có xu hướng đắt hơn 15% so với xe hơi truyền thống, chủ yếu do xe điện tại đây thường được coi là phương tiện sang trọng.
Tiếp đến, chi phí sửa chữa cũng là một lư do đẩy giá bảo hiểm lên cao do “không có nhiều cơ sở sửa chữa xe điện tại Mỹ”, dù nh́n chung người dùng sẽ trả chi phí bảo tŕ thấp dần theo thời gian.
Về tỷ lệ tai nạn, phân tích của Insurify cho thấy không có sự khác biệt giữa ô tô điện, hybrid hay động cơ đốt trong.
Trong khi đó, theo số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc, các loại, phương tiện xe chạy năng lượng mới ở nước này dễ hoả hoạn hơn loại xe chạy nhiên liệu truyền thống. Trích dữ liệu của Cục Cứu hộ và Cứu nạn thuộc Bộ Quản lư khẩn cấp Trung Quốc, quư I/2022 đă ghi nhận 640 trường hợp xe “xanh” phát hoả, cao hơn 32% so với cùng kỳ năm trước. Cơ quan này cũng cho hay con số này cao hơn nhiều so với mức tăng 8,8% của các phương tiện giao thông truyền thống.
Theo Hiệp hội vận tải hành khách Trung Quốc, trong 8 tháng đầu năm 2022, đă có 3,26 triệu xe năng lượng mới xuất xưởng, cao gấp đôi so với năm ngoái và 25% số lượng được tiêu thụ trong nước, cao hơn con số 15% của năm ngoái.
Ngược lại, các phương tiện năng lượng mới vẫn chỉ chiếm thị phần nhỏ của thị trường xe hơi Mỹ. Cơ quan thông tin năng lượng nước này cho biết, trong quư IV/2021, xe hơi hybrid và xe điện chỉ chiếm 11% doanh số xe hạng nhẹ (gồm cả xe van và bán tải) tại đây.