Kinh Kha biết ḿnh kiếm thuật kém nên nhờ Vũ B́nh đi mời Cáp Nhiếp để trợ giúp đi sang Tần.
Diễn viên Trung Quốc Lư Liên Kiệt vào vai Kinh Kha.
Ít lâu sau công chúa bàn với Thái tử để cưới Kinh Kha, công chúa nói: “Cha mẹ ta là người sinh ra ta, Thái tử anh ta và chị dâu ta là người nuôi dưỡng chăm sóc ta, nhưng trong trời đất bao la chỉ có một người hiểu ta, yêu ta đó là Kinh Kha”.
Khi bên nhau, hai người cảm thấy gần gũi ấm áp đầy tin cậy. Khi công chúa tấu bản đàn về quê hương, Kinh Kha khóc v́ qua tiếng đàn chàng như thấy cả thời thơ ấu của chàng ở nước Vệ. Những cử chỉ tŕu mến, dịu dàng đầy yêu thương của công chúa làm cho Kinh Kha hạnh phúc vô cùng.
Khi bị Thái tử Đan trách v́ sợ công chúa làm mềm yếu Kinh Kha, Di Cát đă trả lời: “Kinh Kha đă v́ nước Yên không tiếc thân ḿnh, v́ thế nước Yên cũng phải làm ǵ cho Kinh Kha chứ. Em muốn dành nhữg t́nh cảm đẹp đẽ nhất cho chàng, trước khi chàng ra đi em muốn làm vợ chàng. Như vậy đại ca đă cống hiến người em rể, c̣n em đă hiến tặng người chồng cho quốc gia”.
Hơn nữa việc Kinh Kha trở thành pḥ mă nước Yên càng làm danh phận chàng cao hơn, thuận lợi cho việc đi sứ và tiếp cận vua Tần.
Nghe xong, vợ chồng Thái tử đành tổ chức đám cưới cho công chúa Di Cát và Kinh Kha. Dù biết sẽ chẳng sống được với nhau bao lâu, nhưng hai người hoàn toàn măn nguyện hạnh phúc v́ với họ: “Có những cặp vợ chồng sống đến đầu bạc răng long là rất tốt, nhưng có đôi chỉ sống trong một thời gian ngắn ngủi, cuộc sống của họ chói ḷa như là như bó đuốc cũng là điều đáng quư và đáng trân trọng”.
Kinh Kha biết ḿnh kiếm thuật kém nên nhờ Vũ B́nh đi mời Cáp Nhiếp để trợ giúp đi sang Tần. Kinh Kha hiểu Cáp Nhiếp là hiệp sĩ nếu gặp lại nói rơ chuyện trước và cậy nhờ việc lớn chắc được, nhưng Cáp Nhiếp nay đây mai đó chờ mấy tháng vẫn không thấy đến.
Thái tử Đan bèn cử mấy người dự bị mà Tần Vũ Dương là người dự bị thứ nhất v́ vơ công hơn người. Lúc 13 tuổi, Tần Vũ Dương đă từng giết người thù ở giữa chợ, cương cường ai cũng sợ (trước đây theo Điền Quang th́ cả 3 người không dùng được việc lớn v́ Tần Vũ Dương khi giận bộc lộ máu hờn thành mặt trắng; Tống Ư không vừa ư th́ máu uất mặt xanh; Hạ Phù bực ḿnh th́ máu hăng mặt đỏ).
Đợi măi không thấy Cáp Nhiếp, trong khi tướng Tần Vương Tiễn đă áp sát phía Nam nước Yên, Thái tử Đan sốt ruột giục Kinh Kha lên đường. Kinh Kha bèn bắt tay chuẩn bị nốt các công việc. Trước hết thông qua công chúa Di Cát tặng vàng bạc cho Chiêu Quy để nàng trốn cùng người t́nh là tướng Thành Phong đi nơi khác sinh sống.
Kinh Kha lại đến gặp Phàn Ô Kỳ xin cái đầu để làm cớ tiếp cận vua Tần. Phàn Ô Kỳ đă từng bị vua Tần giết cả nhà 300 người nên rất thù vua Tần v́ thế đồng ư ngay và tuốt kiếm tự vẫn. Thái tử Đan thương lắm, một mặt niêm phong đầu lại, mặt khác bí mật chôn cất thi thể Phàn Ô Kỳ chu đáo.
Thế là vào một ngày cuối Thu năm 223 TCN, mọi người làm lễ tiễn Kinh Kha lên đường. Thái tử thảo quốc thư, lấy địa đồ vùng Đốc Cang để dâng vùng đất trù phú đó cho Tần (Trong địa đồ có dấu chủy thủ của Dư phu nhân đúc) và xuất hàng ngh́n lượng vàng, đồ quư làm quà biếu. Thái tử Đan cử Kinh Kha làm chánh sứ, Tần Vũ Dương làm phó sứ.
Đến trước buổi lên đường Kinh Kha và công chúa không ngủ được. Nàng buồn vô hạn, lần đầu tiên được chuẩn bị hành trang cho chồng cũng là lần cuối cùng. Nàng khâu túi thuốc độc vào nếp áo cho chồng pḥng khi bất trắc và giữ lại một liều cho bản thân.
Đến giờ lên đường, công chúa đau xót quá, không nén được ngẹn ngào, Quư Tử phải ra sức khuyên nhủ đưa sang pḥng khác. Kinh Kha nh́n theo bóng vợ, lặng im giây lát, đến khi người hầu vào báo mới sực tỉnh. Chàng lấy lại tinh thần, đường hoàng lên xe đến bờ sông Dịch Thủy.
Tại bờ sông, Thái tử Đan và bạn bè Kinh Kha đều mặc áo trắng đợi sẵn. Mọi người nâng chén, Cao Tiệm Ly gẩy đàn trúc một bài tráng ca theo điệu biến chủy. Mọi người đều khóc, Kinh Kha tiến lên hát theo điệu đàn:
“Tráng sĩ một đi không trở lại
Ḍng sông Dịch Thủy rẽ đôi nơi
Rượu hồng, máu hận đầy vơi ấy
Tiếng trúc c̣n vang măi với đời”.
Một lát công chúa Di Cát đến, nàng nói với Kinh Kha: “Thiếp đă uống thuốc độc từ sáng, bây giờ đă ngấm. Khi sang Tần chàng cũng căn theo thời gian để uống thuốc, tính sao cho khi giết xong bạo chúa là thuốc vừa ngấm. Thiếp xin bái biệt chàng mong chàng hoàn thành việc lớn. Thiếp đi trước, đợi chàng ở dưới suối vàng để thiếp và chàng được măi bên nhau”.
Kinh Kha ôm riết lấy vợ, chàng như thu hết h́nh ảnh người vợ yêu quư vào trái tim ḿnh, rồi lặng bước ra bờ sông nắm tay Tần Vũ Dương nhảy vọt lên xe ngựa, phi nước đại không hề ngoảnh đầu nh́n lại.
Phái bộ sứ giả nước Yên được bố trí ở quán Quảng Thành là nơi nhà Tần bố trí kiểm soát đầu tiên. Oái ăm thay, tại đây Kinh Kha gặp lại Nhiệm Khương được những người phản kháng từ các nước chư hầu bị bắt đến Tần xây cung A Pḥng bố trí vào quán giả làm nữ điệp viên cho nhà Tần.
Nhờ khéo léo, thành thực Kinh Kha đă làm cho Nhiệm Khương thông cảm không giận chuyện xưa mà vẫn yêu thương giúp đỡ Kinh Kha. Kinh Kha đút lót quà hậu hĩnh cho cận thần của Tần Vương là quan Trung thứ tử Mông Gia nên được Tần vương nhận lời bày lễ Cửu tân trang trọng đón tiếp sứ giả nước Yên.
Khi biết rơ nhiệm vụ của Kinh Kha, Nhiệm Khương khóc ngất. Nàng được Kinh Kha cho biết: Công chúa Di Cát là vợ yêu c̣n nàng là cô gái tri kỷ tốt bụng của chàng. Kinh Kha c̣n kể tất cả lịch sử mối t́nh của Di Cát và chàng.
Nghe xong Nhiệm Khương rất cảm động, thán phục Di Cát và thêm tự hào về Kinh Kha. Nàng xin Kinh Kha từ đây nhận nàng làm vợ hai. Trước tấm t́nh hiếm có đó, Kinh Kha nhận lời và yêu cầu sau này hăy lưu truyền câu chuyện t́nh thống thiết của Di Cát.
Trong 35 người đi theo, Kinh Kha vạch kế hoạch cho trốn về nước dần để khỏi liên lụy. Khi Kinh Kha đến cửa cung th́ ra ám hiệu cho những người c̣n lại chờ một lúc rồi trốn nốt. C̣n lại Kinh Kha ôm ḥm đựng đầu Phàn Ô Kỳ; Tần Vũ Dương mang bức địa đồ theo viên quan lễ tân nhà Tần bước vào nội điện Hàm Dương.
Kinh Kha liên tục chăm sóc động viên Tần Vũ Dương. Khi vào pḥng kiểm tra cuối cùng để tắm gội thay quần áo (quân Tần dứng ngoài sẽ kiểm tra quần áo), Kinh Kha và Tần Vũ Dương cùng uống thuốc độc.
Khi ấy vua Tần đặt đại lễ, khắp nơi bố trí canh pḥng, hai hàng văn vơ bá quan mặc triều phục uy nghi. Hai vị sứ giả nước Yên hoa cả mắt trước cảnh tượng đó. Tần Vũ Dương hơi lộ vẻ hốt hoảng không yên ḷng, Kinh Kha phải lén đưa mắt làm hiệu vài lần.
Đến dưới bệ rồng, nội quan tuyên gọi sứ giả lên triều kiến, tự nhiên mặt Tần Vũ Dương thất thần biến sắc làm nhiều viên quan Tần thắc mắc. Kinh Kha b́nh tĩnh giải thích: Phó sứ chúng tôi chưa từng chứng kiến các lễ trọng của triều đ́nh, chắc gặp vị đại vương oai hùng, cảnh tượng thiết triều long trọng quá, v́ thế run sợ biến sắc mặt, xin đại vương tha tội để được làm tṛn sứ mệnh.
Vua Tần phán: “Vậy một ḿnh chánh sứ lên điện cũng được”.
Kinh Kha bưng hộp lên mở cho vua Tần xem đầu Phàn Ô Kỳ, vua Tần rất đẹp ḷng truyền Kinh Kha lấy bản đồ lên xem. Vừa mở địa đồ ra được một đoạn th́ cán chủy thủ lộ ra, Kinh Kha liền nắm lấy tay áo vua Tần nhằm vào ngực đâm tới.
Tần Vương vùng đứng dậy, lưỡi chùy thủy cắt đứt ống tay áo. Theo luật định nước Tần, quan chầu ở điện không được mang kiếm, c̣n lang trung cầm vũ khí dưới thềm nếu không có chỉ truyền không được lên điện, thành ra ai cũng lúng túng.
Vua Tần cứ chạy quanh b́nh phong để tránh. Kinh Kha đuổi gấp quá may viên thái y Hạ Vô Thư đứng gần cầm túi thuốc bất ngờ ném vào mắt Kinh Kha nên vua Tần chạy ra xa một chút.
Tên nội thị trên là Triệu Cao vội hô: Đại vương mau xoay kiếm ra sau lưng mà rút kiếm. Vua Tần vội làm theo, tuốt kiếm ra chạy tới đánh lại Kinh Kha. Kinh Kha cầm chủy thủ ngắn đối địch không lại, bị vua Tần chém trúng đùi trái, ngă lăn ra đất không đứng dậy được. Kinh Kha thu hết tàn lực, cầm chủy thủ phóng vào vua Tần nhưng vua Tần tránh được. Chủy thủy bay tới chạm cột đồng tóe lửa.
Vua Tần chém liền mấy nhát, Kinh Kha bị trọng thương, áo quần rách, đầu tóc sổ tung, chỉ có đôi mắt rực lửa. Kinh Kha dựa vào cột cho vững, cười lớn mắng vua Tần rằng: “Mày là bạo chúa hung tàn, ta muốn ép mày phải kí giấy trả hết đất đai cho các nước, giữ yên ḥa b́nh trong thiên hạ, song không may việc chẳng thành. Nay ta không trừ được mày nhưng sẽ có những nghĩa sĩ khác tiếp tục sự nghiệp của ta”.
Bọn tả hữu lúc đó xúm vào băm nhỏ Kinh Kha, c̣n Tần Vũ Dương vừa mới chạy lên điện được vài bước đă bị bọn lang trung dùng kích đâm chết. Vua Tần ngồi thừ người hơn nửa ngày mới hoàn hồn, sai người đem thây của Kinh Kha, Tần Vũ Dương và đầu Phàn Ô Kỳ ra bêu bên ngoài đường để thị uy.
Có một người đến khóc than đó là nàng Nhiệm Khương. Nàng mang đủ lễ vật của người vợ đến khóc chồng. Nàng ca tụng Kinh Kha, Di Cát và nói lên nỗi ḷng của người vợ mất chồng, đám đông xung quanh đều cám cảnh.
Chợt vua Tần đi tới, nghe mọi người kể chuyện vua Tần không bắt tội Nhiệm Khương. Bạo chúa cũng phần nào động ḷng trắc ẩn nói rằng: “Thực ra Kinh Kha cũng anh hùng, Di Cát, Nhiệm Khương là liệt nữ hiếm có, nhiều chí sĩ các nước cũng là trượng phu, tráng sĩ, nhưng chỉ có ta mới là vị anh hùng lớn nhất, là người có thể thống nhất Trung Hoa”.
Có mấy người thân tín của Kinh Kha nhân lúc lộn xộn đă đem xác Kinh Kha trốn mất. Sau này mới biết là riêng Kinh Kha, Di Cát, Nhiệm Khương được họ mai táng chung vào một mộ đặt ở tận nước Vệ, sự kiện này xảy ra năm 227 TCN.
Năm 222 TCN, nước Tần diệt nước Yên. Trước khi Cao Tiệm Ly và bạn bè của Kinh Kha bị vua Tần bắt, mọi người c̣n được nghe Cao Tiệm Ly đàn và hát những bài hát về câu chuyện Kinh Kha:
“Gió thu thổi lạnh tràn sông Dịch
Chào nước Yên, tráng sĩ xuất chinh.
Tiếng đàn lưu luyến người tri kỷ
Ra đi, dù biết sẽ hy sinh
Đời người chỉ sống một lần,
Sống không hổ thẹn anh hùng
tiếng thơm
Kinh Kha, Di Cát, Nhiệm Khương
Tri âm, tri kỷ, kiếp người đáng mong”.