Đó là Hàn Quốc. Hàn Quốc nổi tiếng nhờ công nghệ thẩm mỹ hàng đầu, nhiều du khách nước ngoài đặt vé đến đây để đi chơi chỉ là phụ, can thiệp dao kéo và phẫu thuật chỉnh h́nh mới là mục đích chính.
Khi đặt chân tới Sân bay Quốc tế Incheon gần thủ đô Seoul, du khách có thể đưa khuôn mặt vào máy chụp ảnh quang phổ được lắp đặt sẵn ở sảnh. Chiếc máy này sẽ giúp phân tích về t́nh trạng sức khỏe của làn da so với độ tuổi thật.
Phân tích được thực hiện bởi AI là một dịch vụ miễn phí của Trung tâm Hỗ trợ Du lịch Y tế của Tổ chức Du lịch Hàn Quốc. Nhân viên chào đón có thể nói ít nhất một trong số các ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật và tiếng Nga.
Nhân viên c̣n tận t́nh giới thiệu cho khách nước ngoài những cơ sở để châm cứu hoặc trị liệu khớp. Song, nhu cầu t́m kiếm cao nhất vẫn là các trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ, theo Slate.
Hàn Quốc tự hào có thị trường thẩm mỹ y tế phát triển nhất trên thế giới. Ở Seoul, số lượng bác sĩ làm các dịch vụ dao kéo tính trên đầu người nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác, nhiều gấp đôi so với ở Mỹ và gấp 1,5 lần so với Brazil - quốc gia đứng thứ hai về phẫu thuật làm đẹp.
Các biển quảng cáo, mời gọi người dân đi cắt mí, bơm môi, sửa mũi dễ dàng được nh́n thấy ở các ga tàu điện ngầm ở Hàn Quốc. Ảnh: Bloomberg.
Khu phố nhà giàu Gangnam c̣n được biết đến với tên gọi “thiên đường phẫu thuật”. Không chỉ dồi dào lượng khách trong nước, xứ sở kim chi c̣n biến ngành làm đẹp này thành một phần của chiến lược quốc gia về xuất khẩu, trở thành yếu tố để định vị h́nh ảnh Hàn Quốc trên toàn cầu.
Sự đi lên của ngành dao kéo
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, môi trường pháp lư ở Hàn Quốc thuận lợi hơn cho các bác sĩ chuyên về thực hành làm đẹp. Các chuyên gia y tế khởi nghiệp bắt đầu áp dụng h́nh ảnh 3D để giúp tối ưu hóa khuôn mặt hoặc sử dụng dữ liệu để tổng hợp các h́nh dạng và tỷ lệ lư tưởng cho cơ thể.
Chính phủ thậm chí c̣n ủng hộ suy nghĩ "dao kéo để thay đổi cuộc đời" của người dân, bằng cách cung cấp các khoản giảm thuế tạm thời có thể chuyển sang thành tiền đi phẫu thuật thẩm mỹ. Ngày nay, việc điều trị chứng hói đầu ở nam giới được bảo hiểm y tế quốc gia chi trả.
Những áp lực nghề nghiệp và cá nhân trong văn hóa làm đẹp của quốc gia này đặc biệt gây khó khăn cho phụ nữ Hàn Quốc. Những ông chủ tương lai hoặc những người thân của họ có thể đặt câu hỏi tại sao không đi sửa mí mắt, hoặc loại bỏ một vết thâm, khi điều đó hoàn toàn có thể can thiệp về mặt y tế.
Cung đẩy cầu, với ví dụ là sự phát triển của các ca phẫu thuật gọt hàm. Nếu trong quá khứ, loại dao kéo này chỉ dành cho những ai gặp biến dạng về mặt do tai nạn hay bệnh tật, th́ giờ nó đă được thương mại hóa và dần thành b́nh thường hóa ở nước này.
C̣n được gọi là phẫu thuật cằm V-line, quy tŕnh này nhằm mục đích định h́nh lại nửa dưới của khuôn mặt, bao gồm cạo và đôi khi cắt, tháo rời và sắp xếp lại xương hàm dưới và xương hàm trên để có được khuôn hàm trông thanh tú.
Khuôn mặt của các cô gái sẽ thay đổi một cách đáng ngạc nhiên, sau khi tác động đến kích thước và h́nh dạng của hàm.
“Nó xuất hiện cách đây khoảng 15 năm và bây giờ nó đă được chấp nhận như một điều tất yếu", nhà văn về nữ quyền người Hàn Quốc James Turnbull nói, nhấn mạnh cách ngành làm đẹp ra sức quảng cáo về phẫu thuật gọt hàm càng khiến nó trở thành tiêu chuẩn sắc đẹp mới của số đông.
Du lịch phẫu thuật thẩm mỹ
Tuy vậy, vào năm 2007, Hàn Quốc rơi vào t́nh trạng bế tắc: quá nhiều bác sĩ, không đủ bệnh nhân. Thị trường nội địa đă băo ḥa với vô số các spa, pḥng khám da liễu và trung tâm phẫu thuật.
Tổ chức Du lịch Hàn Quốc và các cơ quan quan tâm đến xuất khẩu khác, bắt đầu tập trung vào du lịch thẩm mỹ là một trong những lĩnh vực trọng tâm để phát triển.
Cụ thể, nước này cung cấp các khoản giảm thuế, các gói du lịch (bao gồm phương tiện đi lại, khách sạn và bữa ăn) cho khách du lịch dao kéo, đồng thời chào mời những phương pháp điều trị mới với giá cả cạnh tranh, chỉ bằng một phần nhỏ so với chi phí ở Mỹ.
Nỗ lực này đă biến khu phố Gangnam thành điểm đến thu hút mạnh mẽ những người có nhu cầu can thiệp dao kéo.
Năm 2009, mới chỉ có khoảng 60.000 người nước ngoài đến Hàn Quốc để đi làm thẩm mỹ. Đến năm 2019, số lượng khách du lịch thẩm mỹ đă đạt gần nửa triệu, tăng gấp 8 lần trong một thập kỷ, sau khi tăng đều đặn mỗi năm, theo số liệu từ Viện Phát triển Công nghiệp Y tế Hàn Quốc.
Các cơ quan chính phủ, cả cấp quốc gia và cấp thành phố, xúc tiến một số “trung tâm thông tin du lịch”, có nhiệm vụ giúp khách quốc tế đăng kư làm thủ thuật tại các pḥng khám làm đẹp uy tín.
Lớn mạnh hơn là một mạng lưới các nhà môi giới tư nhân, như Eunogo, hợp tác với nhiều bệnh viện và bác sĩ để giúp người nước ngoài lựa chọn dịch vụ từ một loạt các tùy chọn và hướng dẫn bệnh nhân trong toàn bộ quy tŕnh.
Ngoài t́m pḥng khám, cơ quan môi giới cung cấp các dịch vụ trợ giúp đặc biệt như dịch thuật hoặc thậm chí cử người chăm sóc đi cùng khách hàng trong toàn bộ quy tŕnh y tế, bao gồm cả việc trở thành người đầu tiên bạn gặp sau khi hết thuốc gây mê.
Ngoài ra, một khoản hoàn thuế phẫu thuật thẩm mỹ đi kèm dành cho những người không mang hộ chiếu Hàn Quốc, đem lại cảm giác xứng đáng cho việc đầu tư và chuyến đi trở thành một món hời.
Nếu phẫu thuật khiến khuôn mặt của khách du lịch không thể nhận ra từ ảnh hộ chiếu cũ, các công ty ở Hàn Quốc cũng đă lo liệu trước chuyện đó. Tổ chức Du lịch Hàn Quốc sẽ cấp “giấy chứng nhận phẫu thuật thẩm mỹ” mà các cơ quan nhập cư chấp nhận làm bằng chứng nhận dạng, cùng với hộ chiếu gốc, để khách du lịch dễ dàng trở về nước.
VietBF@ sưu tập