Bí ẩn nghìn năm về hai giếng cổ đầy vàng gắn với truyền thuyết Bạch xà Thanh xà. Tại Trung Quốc, hai giếng cổ hơn 1.600 năm tuổi cách nhau vài bước chân, nhưng một bên nước đắng, một bên ngọt, chứa đầy vàng bạc, gắn liền với truyền thuyết Bạch xà Thanh xà.
Trong chùa Kim Sơn ở thành phố Hạc Bích, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, có hai giếng cổ hơn 1.000 năm tuổi. Hai giếng chỉ cách nhau vài bước chân, nhưng một bên nước có vị đắng, một bên có vị ngọt.
Gần 10 năm trước, người dân trong làng bất ngờ phát hiện lượng lớn tiền xu và trang sức vàng khi dọn rửa đáy giếng.
Người dân trong vùng cho hay đây chính là giếng cổ trong truyền thuyết dân gian Bạch xà Thanh xà hơn 1.000 năm trước. Câu chuyện kể về chuyện tình giữa người và rắn thời Bắc Tống, phát sinh tại chùa Kim Sơn, núi Kim, động Bạch xà, dãy núi Mặc Sơn - địa danh tồn tại ở Hạc Bích tới ngày nay.
Bạch xà sau khi bị trụ trì chùa Kim Sơn là hòa thượng Pháp Hải giam vĩnh viễn dưới đáy Lôi Phong Tháp trong chùa, vì tưởng nhớ phu quân, liền biến thành nước suối, chính là nước giếng đắng ngày nay.
Tuy nhiên, các chuyên gia nghiên cứu giếng đã kiểm tra và phát hiện giếng nước ngọt sâu hơn giếng nước đắng ba mét. Nước đắng chứa lượng lớn magie và sunfat, còn nước ngọt không có. Hóa ra, nguồn nước của hai giếng khác nhau.
Giếng nước đắng có nguồn hình thành từ nước bề mặt. Giếng nước ngọt có nguồn từ nước ngầm sâu dưới lòng đất, thông qua nhiều tầng lọc trong lòng núi, đã loại bỏ được các chất magie và sunfat. Đây là nguyên nhân khiến hai giếng nước có vị khác hẳn nhau dù chỉ cách nhau vài bước chân.
Về vàng bạc dưới giếng, các nhà sử học cho hay có liên quan tới phong tục kết hôn ở địa phương. Thời xưa, người ta tin rằng nước giếng chính là nước mắt của Bạch xà, cũng tin vào câu chuyện tình yêu cảm động giữa người và yêu. Từ đó, mỗi cặp vợ chồng khi kết hôn đều tới bái giếng, vứt vàng bạc xuống dưới, để cầu mong vợ chồng hòa thuận hạnh phúc tới bạc đầu giai lão.
VietBF@ sưu tập
|