Quả sầu riêng có nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng mùi quá nồng gây khó chịu với nhiều người.
Theo Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn Việt Nam, sản lượng sầu riêng nước ta quư 2 và 3 ước đạt 650.000 tấn. Đây cũng là hai quư có sản lượng sầu riêng lớn nhất trong năm 2023. Mức giá bán trong nước từ 60.000 tới 80.000 đồng/kg tùy loại.
Từ năm 2019 tới nay, sầu riêng quả tươi của Việt Nam đă xuất khẩu đi 22 nước trên thế giới.
Theo Newsweek, được ưa chuộng ở châu Á nhưng sầu riêng, được mô tả là loại trái cây có mùi khó chịu nhất thế giới, bị cấm ăn tại các địa điểm công cộng ở Singapore. Dù vậy, các nhà chuyên môn vẫn đánh giá cao giá trị của loại quả đặc biệt này.
Sầu riêng là loại quả gây ra hai thái cực: rất thích hoặc rất ghét. Ảnh: Pharmatutor
Giá trị dinh dưỡng
Sầu riêng có hàm lượng chất dinh dưỡng cao so với hầu hết các loại trái cây khác. 240g sầu riêng có 357 calo, 13g chất béo, 66g tinh bột, 9g chất xơ, 4g protein, vitamin C đủ 80% nhu cầu mỗi ngày, mangan (39%), vitamin B6 (38%), kali (30%), đồng (25%), vitamin B9 (22%), magie (18%).
Loại quả nhiệt đới này cũng giàu các hợp chất thực vật tốt cho sức khỏe, bao gồm anthocyanin, carotenoid, polyphenol và flavonoid. Nhiều loại trong số này có chức năng như chất chống oxy hóa.
Lợi ích sức khỏe của sầu riêng
Theo Healthline, tất cả các bộ phận của cây sầu riêng - lá, vỏ, rễ và quả - đều có thể sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau, bao gồm sốt cao, vàng da và các bệnh về da.
Ngoài ra, sầu riêng c̣n có các tác dụng pḥng chống bệnh tật như sau:
- Giảm nguy cơ ung thư: Chất chống oxy hóa trong sầu riêng có thể vô hiệu hóa các gốc tự do thúc đẩy ung thư. Theo nghiên cứu trong pḥng thí nghiệm, chiết xuất sầu riêng ngăn chặn một ḍng tế bào ung thư vú lan rộng.
- Ngăn ngừa bệnh tim: Một số hợp chất trong sầu riêng có thể giảm mức cholesterol và nguy cơ xơ vữa động mạch.
- Chống nhiễm trùng: Vỏ sầu riêng chứa các hợp chất có đặc tính kháng khuẩn và chống nấm men.
- Ổn định huyết áp: Khoảng 1,3 tỷ người trên thế giới bị huyết áp cao. Điều này khiến họ có nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và suy thận. Sầu riêng có thể đóng một vai tṛ trong việc điều chỉnh huyết áp v́ đó là nguồn cung cấp kali, một chất điện giải giúp duy tŕ mức huyết áp.
- Thúc đẩy năng lượng: Chứa nhiều carbohydrate, sầu riêng có thể cung cấp năng lượng tăng cường khi cần thiết. Hàm lượng kali cao trong sầu riêng cũng giúp giảm mệt mỏi và lo lắng.
Có khả năng gây hại khi kết hợp với rượu
Ăn sầu riêng cùng lúc với rượu có thể gây ra bất ổn sức khỏe. Theo một nghiên cứu của Nhật Bản, chiết xuất sầu riêng ức chế mạnh enzym aldehyde dehydrogenase (ALDH), được gan sử dụng để phân hủy rượu.
Do đó, ăn sầu riêng khi uống rượu, đặc biệt lúc say, khiến gan không thể xử lư cồn, làm tăng nồng độ cồn trong máu. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, nôn và tim đập nhanh.
Tại sao sầu riêng có mùi nồng?
Một số người thích sầu riêng trong khi những người khác “ghét cay ghét đắng” v́ ngửi mùi khó chịu.
Trong một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nông nghiệp và Hóa học Thực phẩm, nhóm tác giả từ Trung tâm Nghiên cứu Hóa học Thực phẩm Đức đă t́m ra nguyên nhân khiến sầu riêng tạo ra mùi nồng tới vậy.
Khi phân tách chiết xuất hương thơm lấy từ sầu riêng Thái Lan, nhóm nghiên cứu do Jia-Ziao Li đứng đầu đă xác định được 50 hợp chất tạo ra mùi thơm khác lạ của loại quả nhiệt đới. Theo Smithsonian, phân tích cho thấy không phải bất kỳ hợp chất đơn lẻ nào mà là hỗn hợp các hóa chất khác nhau tạo ra mùi của sầu riêng.