Những tin đồn thiếu kiểm chứng về t́nh trạng buôn người ở Đông Nam Á góp phần khiến nhiều người Trung Quốc ngần ngại tới Thái Lan.
Jia Xueqiong dành một tuần ở Thái Lan cùng chồng con, bất chấp bố mẹ phản đối.
"Bố mẹ tôi cảm thấy ở đây không an toàn, cố thuyết phục chúng tôi đừng đi", nữ y tá người Trung Quốc 44 tuổi nói bên ngoài Cung điện Hoàng gia ở Bangkok. "Bạn bè tôi th́ nói: 'Hăy đi khám phá trước. Nếu ổn, chúng tớ sẽ đi'".
Jia cho biết người thân, bạn bè của cô ngần ngại tới Thái Lan khi nhiều tin đồn gần đây lan truyền trên mạng xă hội Trung Quốc rằng du khách tới đây có thể bị bắt cóc và đưa tới biên giới để làm việc trong các đường dây lừa đảo trực tuyến tại Myanmar hay Campuchia.
Nỗi lo đó càng tăng lên sau khi bộ phim No More Bets ra mắt ở Trung Quốc hồi đầu tháng 8. Bộ phim dựa trên "các sự kiện có thật", kể về một lập tŕnh viên máy tính bị lừa tới một khu phức hợp ṣng bạc lừa đảo ở Đông Nam Á, sau đó bị bán qua một đất nước không rơ tên, nhưng có bối cảnh khá giống Thái Lan.
Bộ phim gây ấn tượng mạnh với khán giả Trung Quốc, bởi báo chí nước này từng đưa tin hàng trăm ngh́n người đă bị dụ dỗ bởi lời mời chào "việc nhẹ lương cao" tới các nước Đông Nam Á, chủ yếu là Myanmar và Campuchia, để tham gia các đường dây lừa đảo trực tuyến.
No More Bets đă trở thành bộ phim ăn khách thứ ba ở Trung Quốc trong năm nay, thu về 3,8 tỷ nhân dân tệ (521 triệu USD) đồng thời thúc đẩy cuộc tranh luận trên mạng xă hội về mối nguy hiểm khi du lịch nước ngoài.
Leanna Qian, 22 tuổi, sinh viên ở Bắc Kinh, cho hay cô biết một số câu chuyện đă "bị thổi phồng" nhưng vẫn e ngại tới Thái Lan. "Tôi rất lo sẽ bị đưa đi nơi khác như Campuchia hay Myanmar", cô nói.
Thái Lan đón kỷ lục 11 triệu khách Trung Quốc năm 2019, chiếm 1/4 tổng lượng khách du lịch năm đó. Nhưng từ đầu năm 2023 tới nay, dù Trung Quốc đă mở cửa sau thời gian áp hạn chế ngăn Covid-19, chỉ có 2,3 triệu khách nước này đến Thái Lan. Tuần trước, Bangkok tuyên bố miễn thị thực du lịch cho người Trung Quốc với hy vọng thu hút nhiều du khách hơn.
Sisdivachr Cheewarattanaporn, chủ tịch Hiệp hội các Đại lư du lịch Thái Lan, cho hay những tin đồn tiêu cực trên mạng đóng vai tṛ lớn trong sự sụt giảm năm nay. "Sự việc không xảy ra ở Thái Lan, nhưng Thái Lan lại bị nhắm mục tiêu", ông nói.
Các tin đồn ngày càng đi xa tới mức hồi đầu năm, đại sứ quán Thái Lan ở Bắc Kinh phải đưa ra tuyên bố trấn an du khách rằng giới chức nước này sẽ "đảm bảo các biện pháp an toàn cho khách du lịch".
Chủ tịch Hiệp hội Đại lư du lịch Campuchia Chhay Sivlin cho biết t́nh h́nh c̣n tệ hơn. Công ty của cô chưa tiếp đoàn khách Trung Quốc nào trong năm nay và phản hồi cho thấy nhiều người lo ngại vấn đề an toàn.
"Nếu chính phủ Trung Quốc giúp đỡ, chúng tôi sẽ sớm đón lại khách v́ người Trung Quốc thường nghe theo chính phủ", cô nói.
Tại Trung Quốc, các đại lư du lịch đang chuyển trọng tâm từ du lịch nước ngoài, hoạt động chiếm hơn 40% doanh thu trước đại dịch, sang đẩy mạnh các tour nội địa.
Gary Bowerman, giám đốc công ty tư vấn du lịch và lữ hành Check in Asia, cho hay người dân cần thời gian để làm quen lại với du lịch nước ngoài. "Khi ra nước ngoài lần nữa, họ lại nghe nói về lừa đảo. Vấn đề này tác động lớn đến tâm lư người đi du lịch", ông nói.
Trong khi đó, du lịch nội địa ở Trung Quốc bùng nổ, đặc biệt ở thanh niên, những người coi đây là xu hướng thay thế cho việc ra nước ngoài, Bowerman cho hay.
Trong văn pḥng một công ty du lịch ở Bắc Kinh, nhân viên đang bận rộn thúc đẩy các chương tŕnh khuyến măi du lịch trong nước. Guo, nhân viên công ty, cho biết "không có nhiều người sẵn sàng đi nước ngoài" bởi họ sợ "không c̣n đường trở về".
Bên ngoài cung điện ở Bangkok, Jia gạt bỏ những nỗi lo ngại như vậy của nhiều người ở Trung Quốc. "Ở đây không giống những ǵ người ta đồn trên mạng, bị lừa đảo hay bắt cóc ǵ đó", cô nói. "Chẳng có ǵ giống hết".
|