Ngôi mộ bí ẩn 1.500 tuổi chứa hai món trang sức bằng vàng khắc họa h́nh ảnh lâu đời nhất về một khả hăn Đột Quyết.
Theo Live Science, ngôi mộ được t́m thấy ở Eleke Sazy sát biên giới Kazakhstan với Trung Quốc, Mông Cổ và vùng Siberia của Nga, là nơi an nghỉ của người được mô tả là một vị hoàng tử Göktürks, mà các văn bản Hán tự cổ vẫn gọi là "người Đột Quyết".
Một trong hai món trang sức vàng trong ngôi mộ hoàng tử Đột Quyết - Ảnh: VIỆN KHẢO CỔ HỌC KAZAKHSTAN
Đột Quyết là một liên minh du mục của các dân tộc sử dụng ngữ hệ Turk từng chiếm đóng một khu vực rộng lớn một khu vực rộng lớn từ Đông Âu và Địa Trung Hải tới Siberia và miền Tây Trung Quốc trong suốt 3 thế kỷ.
Theo TS Zainolla Samashev từ Viện Khảo cổ học KazaKHstan, người đứng đầu cuộc khai quật, thứ đáng chú ư nhất trong ngôi mộ ngay ở khu vực giao điểm giữa 4 quốc gia nói trên là hai món trang sức bằng vàng, trên đó khắc họa cảnh một vị khả hăn đăng quang.
Hai món trang sức có chiều ngang khoảng 3,7 cm, mô tả khả hăn trên ngai có h́nh hai con ngựa, đầu đội vương miện, với hai người hầu đang dâng thức ăn.
Chúng có một chiếc lỗ ở đế, khiến các nhà khoa học cho rằng đó có thể là phần khóa của thắt lưng.
Với niên đại của ngôi mộ lên tới 1.500 năm, các h́nh khắc trên hai món trang sức vàng này là mô tả lâu đời nhất về một vị khả hăn Đột Quyết từng được t́m thấy.
Khả hăn hay đại hăn là cách gọi của người Turk và người Mông Cổ về người đứng đầu của họ.
Ngoài ra, ngôi mộ này là một phát hiện khảo cổ quan trọng v́ chứa đựng hài cốt một "hoàng tử" Đột Quyết, được gọi là "tegin" trong ngữ hệ Turk cổ đại.
Đó là một ngôi mộ hoành tráng, được xây dựng như một khu tưởng niệm văn hóa để tôn vinh người đă khuất.
Vị quư tộc này có thể thuộc về gia tộc của đại hăn Ashina, một bộ lạc "lẫy lừng" của Đột Quyết.
Gia tộc Ashina đă thành lập nên hai hăn quốc Turk ở khu vực trung tâm thảo nguyên Á - Âu vào giữa thế kỷ thứ V và thứ VIII sau Công nguyên, cho đến khi họ bị chinh phục bởi một nhóm Turk khác mà sau này trở thành người Duy Ngô Nhĩ.