Trong thời Ấn Độ cổ đại, Vishkanya là nhóm những phụ nữ trẻ được đào tạo trở thành sát thủ. Trong tiếng Phạn, Vishkanya có nghĩa là "cô gái độc dược", điều này cũng gần như tiết lộ về cách thức hoạt động của những nữ sát thủ này.
Bức tranh từ hang động Ajanta, Ấn Độ
Người ta tin rằng nhóm này được thành lập vào khoảng giữa năm 340 và 293 trước Công nguyên bởi Hoàng đế Maurya đầu tiên của Ấn Độ, Chandragupta. Phần lớn những gì chúng ta biết về họ đều đến từ Arthashastra, một cuốn cẩm nang về quản trị và quản lý nhà nước do Thủ tướng Chandragupta, ông Chanakya, viết.
Chanakya tin rằng để duy trì quyền lực, hoàng đế cần một mạng lưới điệp viên có thể theo dõi và thao túng kẻ thù của mình. Khi việc thao túng không thành công, những đặc vụ này sẽ chuyển sang ám sát. Vì kẻ thù của hoàng đế thường là đàn ông nên người ta tin chắc rằng những người phụ nữ xinh đẹp sẽ trở thành các đặc vụ giỏi nhất.
Vishkanya bắt đầu được đào tạo khi còn nhỏ. Sau khi được tuyển chọn, các cô gái trẻ được cho ăn một lượng nhỏ chất độc cho đến khi họ có được khả năng miễn dịch tự nhiên với nó. Điều này có nghĩa là cuối cùng họ đã trở nên miễn nhiễm với chính loại vũ khí mà họ sử dụng để chống lại mục tiêu của mình. Nhờ vậy mà họ có thể duy trì vỏ bọc của mình, đánh lạc hướng mọi sự nghi ngờ. Mặc dù chiến thuật này nghe có vẻ viển vông nhưng thực tế nó đã có tiền lệ trong lịch sử. Cách thúc này được biết đến với cái tên mithridatism, lấy từ tên của Mithridates VI, Vua của Pontus. Vị vua này được biết đến là người thường xuyên tự dùng thuốc độc đầu độc bản thân để đề nếu chẳng may bị kẻ thù bỏ thuốc độc thì vẫn có thể sống sót.
Đáng buồn thay, chủ nghĩa mithridat chưa bao giờ là một môn khoa học chính xác và hầu hết các cô gái đều không thể sống sót qua quá trình đào tạo. Dù vậy Vishkanya vẫn trở thành huyền thoại đến mức người ta bắt đầu tin rằng chất độc chảy trong huyết quản của họ. Theo dân gian, chỉ cần một nụ hôn là Vishkanya có thể lấy đi mạng sống.
VietBF@ sưu tập