Một kẻ được mệnh danh là “nhân đồ” tàn ác nhất lịch sử cổ đại Trung Hoa, hạ sát hàng vạn tù binh đầu hàng không thương tiếc.
Nhiều người vẫn nghĩ rằng những trận đánh kinh điển nhất hầu hết đều thuộc về thời Tam Quốc. Tuy nhiên thực tế đă được hư cấu khá nhiều trong tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung. Chính sự nổi tiếng của tác phẩm này mà nhiều người có cái nh́n chưa chính xác về lịch sử và bỏ quên khá nhiều nhân vật lỗi lạc. Một trong số đó phải kể đến “Bạch Khởi” hay c̣n được dân gian nhắc tới bởi danh hiệu “Nhân Đồ”.
Bạch Khởi là nhân vật đặt nền móng cho nhà Tần sau này thống nhất Trung Quốc.
Bạch Khởi làm việc cho nước Tần thời Chiến Quốc và được xem là 1 trong 4 nhà cầm quân tài ba nhất thời ḱ này bên cạnh Vương Tiễn, Liêm Pha và Lư Mục. Khởi chỉ huy quân đội Tần hơn 30 năm, nhiều lần đánh bại Tam Tấn (tức 3 nước Hàn, Triệu, Nguỵ lân bang Tần) và Sở, đỉnh điểm là trận Trường B́nh, tại đây Khởi đồ sát 45 vạn quân Triệu đầu hàng. Những thắng lợi quân sự của Bạch Khởi đă đặt nền tảng cho việc thống nhất Trung Nguyên, công cuộc được hoàn tất vào thời Tần Thuỷ Hoàng.
Sinh thời Khởi được phong tước Vũ An Quân, giữ chức Đại Lương Tạo, chức quan coi hết việc quân của nước Tần. Do Bạch Khởi tàn sát nhiều người nên dân gian gọi là “Nhân Đồ”. Năm 260 TCN đang trên đà chiến thắng, Bạch Khởi dẫn quân tấn công nước Triệu nhưng v́ lời gièm pha của thừa tướng Phạm Thư lại bị bắt lui quân, cuối cùng bị ép tự xử ở Hàm Dương, âu cũng là quả báo cho việc thảm sát 45 vạn quân Triệu đầu hàng trong đêm.
Lịch sử chính là sự chân thực đến trần trụi và khốc liệt như thế: 37 năm cầm quân đánh Đông dẹp Bắc mang về bao chiến công hiển hách, chém đầu hơn 200 vạn người, hạ hơn 73 thành của chư hầu, mở rộng hơn trăm dặm đất đai cho nhà Tần, làm suy yếu Tam Tấn khởi đầu cho việc thống nhất Trung Nguyên cuối cùng lại chết v́ bị ép tự xử do lệnh của vua Tần Chiêu Tương Vương. Bạch Khởi cũng v́ thế dần trở thành một cái tên ch́m dần trong lịch sử, ít được nhắc đến trong các ấn phẩm văn hoá đại chúng.
VietBF@ Sưu tập