Theo một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Hóa học lâm sàng, các nhà nghiên cứu đă phân tích ADN trong hai lọn tóc đă được xác thực là thuộc về nhà soạn nhạc người Đức và phát hiện ra rằng chúng chứa nồng độ ch́ cao đáng báo động cũng như hàm lượng asen và thủy ngân cao.
Chẳng hạn, một lọn tóc có chứa 380 microgam ch́ trên mỗi gam tóc, trong khi lọn tóc thứ hai có 258 microgam trên mỗi gam tóc. Mức b́nh thường ngày nay là gần 4 microgam hoặc ít hơn. Tóc của ông cũng chứa hàm lượng asen cao gấp 13 lần mức b́nh thường và gấp 4 lần mức thủy ngân thông thường.
Đồng tác giả nghiên cứu Paul Jannetto, nhà nghiên cứu bệnh học tại Mayo Clinic, nói với The New York Times: “Đây là những con số cao nhất trên tóc mà tôi từng thấy. Chúng tôi lấy mẫu từ khắp nơi trên thế giới và những con số này cao hơn rất nhiều".
Các tác giả nghiên cứu lưu ư rằng, mức độ cao của các kim loại độc hại này có thể giải thích lư do tại sao Beethoven bị mắc một số bệnh. Ông bắt đầu mất thính giác ở độ tuổi 20, bị điếc hoàn toàn vào cuối tuổi 40, có vấn đề về đường tiêu hóa và trải qua ít nhất hai đợt vàng da, một triệu chứng của bệnh gan.
Các nhà nghiên cứu cho biết, mặc dù nồng độ ch́ cao có liên quan đến các vấn đề về đường tiêu hóa và gan, cũng như giảm thính lực, nhưng mức độ này không đủ cao để trở thành “nguyên nhân duy nhất gây tử vong” cho nhà soạn nhạc. Tuy nhiên, mức độ phơi nhiễm ch́ cao có thể đă góp phần gây ra những căn bệnh đă hành hạ ông gần hết cuộc đời, các nhà nghiên cứu viết trong nghiên cứu.
Một nghiên cứu trước đó về tóc của Beethoven cũng cho thấy hàm lượng ch́ cao, nhưng nghiên cứu này sau đó được cho rằng đó là những lọn tóc thuộc về một phụ nữ Do Thái Ashkenazi. Tuy nhiên, cuộc kiểm tra ADN gần đây đối với những lọn tóc đă được xác minh của ông đă xác định rằng Beethoven, sinh năm 1770 và sống đến 56 tuổi, bị nhiễm viêm gan B và có nguy cơ cao mắc bệnh gan, điều này có thể góp phần dẫn đến cái chết của ông.
Ngoài ra, c̣n có một giả thuyết liên quan tới sở thích uống rượu của nhà soạn nhạc nổi tiếng này. Ông thường uống hết cả chai rượu mỗi ngày. Thời đó, các nhà sản xuất rượu thường đưa ch́ axetat vào trong rượu như một chất bảo quản hoặc chất tạo ngọt. Nhà soạn nhạc " Bản giao hưởng số năm" này cũng rất thích ăn cá đánh bắt ở sông Danube, vốn nổi tiếng có chứa hàm lượng asen và thủy ngân cao.
|