Một loạt các vụ tai nạn hàng không nghiêm trọng trong năm nay khiến người dân không khỏi lo lắng.
Ngày 2/1, năm người trên một máy bay tuần duyên của cảnh sát biển Nhật Bản đă thiệt mạng khi va chạm với một chiếc Airbus A350 của Japan Airlines trên đường băng sân bay Haneda (Tokyo, Nhật Bản).
Chiếc Airbus A350 của Japan Airlines bốc cháy sau vụ va chạm trên đường băng ngày 2/1. (Ảnh: Sky News)
Mặc dù không ai thiệt mạng trong sự cố bung cửa trên không vào ngày 5/1 của một chiếc 737 Max 9 do Alaska Airlines vận hành, nhưng vụ tai nạn đă giáng một đ̣n nghiêm trọng vào uy tín của Boeing và ḷng tin của hành khách.
Kể từ đó, một loạt các sự cố nhỏ khác, từ chiếc Boeing 757 của Delta Airlines bị rơi bánh trước cho đến chiếc 737 Max của United Airlines trượt khỏi đường băng ở Houston (Mỹ), đă nhận được sự chú ư đặc biệt của dư luận.
Trên chuyến bay từ London (Anh) tới Singapore tuần này, một người đàn ông Anh 73 tuổi đă tử vong nghi do lên cơn đau tim sau khi máy bay gặp nhiễu loạn nghiêm trọng.
Các sự kiện không khỏi khiến dư luận phải đặt ra câu hỏi "liệu việc bay có c̣n an toàn hay không?"
Theo Google Trends, các lượt t́m kiếm tại Mỹ về “an toàn chuyến bay” đă đạt mức cao nhất trong tháng 3 kể từ tháng 10/2014.
10 năm trước, chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines mất tích bí ẩn vào tháng 3, sau đó là vụ bắn hạ chuyến bay MH17 của hăng hàng không này trên bầu trời Ukraine vào tháng 7 và vụ máy bay của AirAsia rơi xuống vào tháng 12, khép lại năm 2014 thảm họa với ngành hàng không quốc tế khi có tới hơn 1.000 người thiệt mạng.
Các tai nạn trong năm nay gây ra ít thương vong hơn nhiều so với đầu năm 2014 hoặc năm 2019, khi chiếc Boeing 737 Max thứ hai trong hai chiếc gặp nạn vào tháng 3, khiến 157 người thiệt mạng ở Ethiopia.
John Goglia, chuyên gia an toàn hàng không và cựu thành viên Ủy ban An toàn Giao thông Vận tải Quốc gia Mỹ cho biết: “Công chúng có lư do để lo ngại, nhưng tôi cho rằng mối lo ngại càng tăng cao do trọng tâm thực sự mà một số đài báo đưa tin. Chẳng hạn như việc bánh xe rơi khỏi máy bay sẽ không bao giờ gây ra vấn đề nghiêm trọng, nhưng một số tờ báo địa phương thậm chí chỉ đưa tin vắn tắt”.
Hàng không vẫn an toàn nhất
Thực tế, các số liệu thống kê cho thấy, việc lên một máy bay phản lực Boeing hoặc Airbus SE vẫn an toàn hơn rất nhiều so với việc lái xe đến sân bay. Năm ngoái, không có trường hợp tử vong nào trong số 37 triệu chuyến bay thương mại.
Số liệu thống kê của chính phủ Mỹ cho thấy ngành hàng không nước này cũng đang trải qua năm 2024 "tương đối b́nh thường".
Theo cơ sở dữ liệu của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NTSB), trong quư đầu tiên đă xảy ra 11 tai nạn và sự cố trên các chuyến bay chở khách thương mại hoặc hàng hóa ở Mỹ. Con số này hơi cao hơn mức trung b́nh là 9,7 trong thập kỷ từ năm 2010 đến năm 2019.
Trong khi đó, Cục Hàng không Liên bang (FAA) báo cáo tỷ lệ rủi ro xâm nhập đường băng trong quư 1/2024 giảm 59% so với cùng kỳ năm 2023, một năm có tỷ lệ cao kỷ lục về các sự kiện như vậy.
Theo dữ liệu của Bloomberg, tỷ lệ tại nạn hiện tại cho năm 2024 thấp hơn mức trung b́nh hàng năm là 0,31 trên 1 triệu hoạt động của máy bay trong thập kỷ qua.
“Hàng không là phương thức di chuyển an toàn nhất v́ chúng tôi không bao giờ xem nhẹ bất cứ điều ǵ”, FAA cho biết. “Chúng tôi luôn t́m kiếm rủi ro và các cách để giảm thiểu nó”.
Giám đốc điều hành Boeing Dave Calhoun cho biết tại cuộc họp thường niên ngày 17/5 của công ty: “Trong bối cảnh hiện nay, bất kỳ sự kiện vận hành bay nào đều có thể thu hút được sự chú ư quá mức”.
Nhiều sự kiện khiến hành khách lo lắng trong năm nay, như rơi bánh hay phi công vượt quá đường băng, được phân loại là "sự cố" chứ không phải "tai nạn", được Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế định nghĩa là liên quan đến người bị thương nặng hoặc tử vong, máy bay bị hư hỏng cần sửa chữa hoặc máy bay mất tích.
Theo nhà khoa học Loren Groff của NTSB, điều đó không có nghĩa là không có cải tiến cần thực hiện. Ông chỉ ra công việc đang được thực hiện để cải thiện nhân sự và đào tạo cho các nhân viên kiểm soát không lưu sau một số sự cố gần đây.
“Nh́n chung, thật tuyệt vời khi hệ thống hàng không của Mỹ và phần lớn thế giới nói chung có thể thực hiện thành công những công việc phức tạp như vậy”, Groff nói. “Tôi có sợ hăi khi bay không? Không, hoàn toàn không”.
VietBF@sưu tập