Chuyện vui kể rằng, có một chàng nọ đi hỏi vợ. Về cơ bản nhà cô gái đă thuận cho chàng ghé thăm, đi lại. Một hôm, nhà bố vợ tương lai có việc, cỗ bàn chuẩn bị linh đ́nh lắm. Dĩ nhiên, chàng trai kia không bỏ lỡ cơ hội để tỏ mặt cho họ hàng biết tài của “chàng rể tương lai”.
Anh ta đến thật sớm, xăng xái đi lại phụ giúp mọi người. Ra sân dựng rạp, anh xắn tay kéo chăo căng phông hăng hái lắm. Xuống bếp vào khu gia nhân nấu nướng, anh sà vào chỗ làm nem làm chạo, chạy sang bên bày cỗ, mỗi nơi một tí. Bất đồ, anh nh́n thấy một chảo thịt trâu to đùng xào với rau cần bốc hơi nghi ngút. Nh́n quanh và nhanh như chớp, chàng ta giả vờ đảo chảo thịt nhưng nhón ngay một miếng to nhất, đút tỏm vào miệng nuốt chửng.
Chà, thịt trâu ngon thực. Anh ta lại tỉnh bơ và nhanh tay thao tác. Nhưng cử chỉ “đánh du kích” kia không qua được cặp mắt của bà mẹ cô gái. Dù bận mấy, bà vẫn không quên để mắt dơi theo nhất cử nhất động của chàng “ứng cử viên pḥ mă” kia. Bà ngao ngán lắc đầu. Thế là, chỉ v́ một miếng thịt trâu cỏn con mà chàng trai háu đói nọ ngậm ngùi mất vợ.
Phải chăng, giai thoại này chính là cơ sở làm nên câu tục ngữ "Chàng rể chớ rang thịt trâu, nàng dâu chớ rang cơm nguội"? Hoàn toàn không phải. Tục ngữ này bắt nguồn từ một hiện thực để đi đến một hiện thực khác.
Kinh nghiệm dân gian cho rằng, thường các loại thịt tươi (gà, lợn, chó...) khi chế biến (xào, nấu, rang, luộc...) gặp nóng th́ trương nở, chiếm nhiều diện tích hơn và v́ thế người ta có cảm giác thịt “dôi” ra.
Một tảng thịt lợn ba chỉ xào lên, lồng phồng, múc ra mấy bát cũng nên. Nhưng thịt trâu, thịt ḅ (đặc biệt thịt trâu) th́ lại khác. Loại gia súc “máu lạnh” này gặp nóng là teo tóp, co lại và ra khá nhiều nước. Thịt trâu mà đem rang hay kho đều bị hao ngót đi nhiều. Cả một “lô” thịt trâu mua về, rang chỏng đổ ra cũng chỉ đầy một đĩa cỡ vừa thôi.
Cũng như vậy, cơm nguội mà đem rang, khi thành phẩm cũng bị hao đi do hạt cơm săn quắt lại. Ai không trực tiếp vào bếp, nh́n chảo thịt trâu và nồi cơm rang bắc ra cứ tưởng là “h́nh như đă bị ai ăn vụng”.
Ngày xưa, thóc cao gạo kém, cơm chẳng đủ no chứ nói ǵ đến thịt trâu “đặc sản”? Đói ăn vụng, túng làm liều mà. Mà cái anh thịt trâu kia rơ ràng là rất hợp khẩu vị với nam giới, c̣n cánh chị em “nhỏ nhẹ như mèo” hẳn là tranh thủ làm mấy th́a cơm rang rất chi hấp dẫn kia cho ấm bụng lắm.
Khuất mắt trông coi, có khi chả ai ăn vụng cả nhưng sự thực tường minh làm cho người ta vẫn cứ bán tín bán nghi. Ngay cả các “đương sự” (chàng trai hoặc cô gái) cũng tự cảm thấy áy náy trước sự t́nh “sờ sờ” kia chẳng có cơ sở nào ủng hộ ḿnh. T́nh ngay lí gian. Thành ra, người có của vẫn ngờ, người có công vẫn ngượng.
Đây là một kinh nghiệm của ông cha ta về việc chế biến thực phẩm. Song cũng là một bài học rút ra từ cuộc sống.
Người đời đưa ra lời khuyên đối với nàng dâu, chàng rể cũng là để cho họ cẩn thận, tránh những việc dễ dẫn đến điều tiếng vô t́nh. Cũng bởi xưa kia v́ đói kém, chuyện cái ăn cái uống rất có thể ảnh hưởng tới tư cách con người. Cực chẳng đă người ta mới ăn vụng và làm liều thôi. Nhưng, rơ ràng, người chân thực, ngay thẳng, biết trọng danh dự th́ dù có đói khổ mấy người ta vẫn giữ được cốt cách.
Đói cho sạch, rách cho thơm. Thịt trâu tơ, xào hành tỏi ngon thực nhưng chàng trai vẫn nuốt nước miếng cho qua. Cô con dâu không nề hà, bụng đói vẫn dậy sớm rang cả một chảo cơm to cho cả nhà ăn lót dạ. Thái độ biết “vượt qua thử thách” đó không chỉ giúp chàng trai cưới được cô vợ đảm, cô gái giữ được tiếng dâu hiền, mà c̣n được họ hàng làng nước quư mến, trọng thị:
Miếng ăn quá khẩu thành tàn
Đừng v́ thịt ngót nghi oan cho người
Cơm rang ngon đấy em ơi
Dâu hiền, chẳng nỡ mọi người cười chê...
VietBF@sưu tập