Chuyện lạ ở thị trường vàng lớn nhất thế giới: Một loạt ngân hàng không cho khách hàng mua vàng, chuyện ǵ đang xảy ra?
Theo đó, các khoản đầu tư vào các loại kim loại quư hiện được xếp vàng danh sách “rủi ro cao hơn”, chủ yếu là đối với các sản phẩm vàng vật chất. Một nguồn tin thân cận cho biết, các ngân hàng đang tích cực hạn chế khách hàng đầu tư vào vàng. Họ ngừng mở tài khoản mới cho các sản phẩm này và khách hàng hiện chỉ có thể đóng vị thế.
Hợp đồng tương lai vàng Comex đă tăng hơn 28% vào đầu tháng 11, sau đó giảm 6,5% và hồi phục. Với việc nâng mức phân loại rủi ro, các ngân hàng Trung Quốc muốn đảm bảo an toàn cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ ít kinh nghiệm hoặc không ưa thích rủi ro chịu lỗ.
Nguồn tin cho hay: “Các tổ chức cho vay Trung Quốc cũng đang loại bỏ dần các sản phẩm đầu tư theo dơi thị trường hợp đồng tương lai hàng hoá, đồng thời tăng cường các biện pháp kiểm soát rủi ro và siết quyền tiếp cận của nhà đầu tư. Các biện pháp này bao gồm không cho phép mở tài khoản mới, hạn chế giao dịch với các khách hàng hiện tại, nâng mức phân loại rủi ro và yêu cầu số tiền đầu tư tối thiểu cao hơn.”
Ngoài ra, một số ngân nhàng c̣n yêu cầu nhà đầu tư đánh giá lại mức độ chấp nhận rủi ro của cá nhân. Ví dụ, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) không c̣n cho phép các khách hàng có mức độ chấp nhận rủi ro cá nhân là ‘bảo thủ’ và ‘thận trọng’ được đầu tư vào vàng vật chất. Hơn nữa, các ngân hàng có thể chỉ giữ lại sản phẩm đầu tư có mức phân loại rủi ro là tương đối thấp.
Chính sách đầu tư của các ngân hàng thay đổi sau nhiều tháng giá và nhu cầu biến động mạnh trên thị trường vàng lớn nhất thế giới. Lượng vàng nhập khẩu ṛng của Trung Quốc qua Hồng Kông đă giảm 4,6% trong tháng 10 so với tháng trước và thấp hơn 43% so với năm ngoái, theo Cục Thống kê và Dữ liệu Hồng Kông.
Nhà phân tích Rhona O'Connell của StoneX Bullion, giải thích, nhu cầu bán lẻ vàng trong nước chậm lại do đà hồi phục kinh tế ảm đạm và kéo thu nhu cầu với vàng trang sức, vàng thỏi thấp hơn.
Nhu cầu mua trang sức bằng vàng ở thị trường Trung Quốc giảm cũng đang tác động mạnh đến các nhà bán lẻ. Chow Tai Fook Jewellery Group Ltd., nhà bán lẻ trang sức lớn nhất Trung Quốc, ghi nhận doanh thu giảm 20,4% trong 2 quư giữa năm nay tính đến tháng 9, mức giảm mạnh nhất trong cùng kỳ kể từ năm 2016.
Thị trường Trung Quốc đóng góp hơn 80% doanh thu của công ty này, song lại đang chứng kiến t́nh trạng sức mua kém trong bối cảnh giá bất động sản leo dốc và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Giá vàng tăng cao lại càng khiến nhu cầu ảm đạm.
Câu chuyện của hăng trang sức Luk Fook có trụ sở tại Hồng Kông cũng tương tự. Hăng đă đóng cửa 175 cửa hàng tại Trung Quốc và Hồng Kông trong 6 tháng tính đến tháng 9, do giá vàng cao kỷ lục ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận.
VietBF@ Sưu tập