(Minh họa)
Hôm 27 tháng Mười Một, một phái đoàn của Ukraine do Bộ trưởng Bộ Quốc Pḥng Rustem Umerov dẫn đầu đă đến thăm Nam Hàn.
Chuyến viếng thăm này của phái đoàn Ukraine được cho là nhằm xin được viện trợ quân sự từ Seoul. Trước đó, chính phủ Nam Hàn không loại trừ việc có thể cung cấp vũ khí cho Ukraine giữa lúc bang giao giữa Nga-Bắc Hàn ngày càng gắn bó.
Cho đến nay, Nam Hàn chưa hề viện trợ bất cứ loại vũ khí sát thương cho Ukraine, mà chỉ hỗ trợ về mặt tài chính và nhân đạo. Điều mà Ukraine thực sự cần từ Seoul chính là đạn pháo binh. Có lẽ Seoul c̣n đang do dự trong việc có nên hay không nên cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine. V́ thế, chuyến thăm của phái đoàn Ukraine được xem là một bước chủ động của Kyiv nhằm đánh tan sự do dự của Seoul, để Seoul chính thức cung cấp cho Ukraine các loại vũ khí sát thương mà Kyiv đang rất cần lúc này.
Thiết nghĩ, một khi Bắc Hàn đă ngả hẳn về phía Nga với việc hỗ trợ vũ khí cho Nga cũng như cho hàng ngàn binh sĩ sang giúp Nga, th́ Nam Hàn cũng nên nhiệt t́nh hỗ trợ Ukraine trong lúc Ukraine đang bị Nga lấn lướt trên chiến trường. Nếu sự hỗ trợ hết ḷng mà Nam Hàn dành cho Ukraine giúp nước này đánh bại Nga th́ xem như đó chính là cú tát mà Seoul giáng vào mặt tên chóp bu Bắc Hàn Kim Jong Un.
Nam Hàn giờ đây đă là một trong những cường quốc trên thế giới. Và một cường quốc như Nam Hàn cần phải chứng tỏ trách nhiệm của ḿnh đối với thế giới. Hỗ trợ quân sự dồi dào cho Ukraine chính là một cách để giúp cho Nam Hàn chứng tỏ tinh thần trách nhiệm của ḿnh đối với thế giới đầy sóng gió này.
***
Tổng thống đắc cử Donald Trump được cho là đang cân nhắc việc đàm phán trực tiếp với tên độc tài Bắc Hàn Kim Jong Un.
Trong quá khứ, ông Trump từng 3 lần gặp mặt trực tiếp ông Un vào những năm 2018 và 2019. Tuy nhiên, ông Trump không đạt được bất cứ kết quả khả quan nào trong vấn đề phi hạt nhân hóa Bắc Hàn. Ai cũng tin rằng đó là do Kim Jong Un không hề có thực tâm trong vấn đề đó, mà chỉ muốn diễn tṛ. Nói thẳng ra, ông Trump có gặp trực tiếp ông Un thêm vài chục lần nữa th́ cũng sẽ như thế mà thôi. Kết quả vẫn cứ sẽ là con số 0.
Chính phủ của Tổng thống Joe Biden đă không hề có cuộc đàm phán nào với Bắc Hàn. Hẳn ông Biden nghĩ rằng, nói chuyện với một kẻ như tên Kim Jong Un th́ chẳng khác ǵ nói chuyện với bức tường, chỉ hao tốn thời giờ vô ích. Có thể tin rằng ông Biden đă đúng khi xử sự như thế.
Tốt nhất là chính phủ mới của ông Trump không nên có kỳ vọng ǵ nhiều về chế đố độc tài Bắc Hàn này. Nghĩa là không cần quan tâm đến việc đàm phán với một kẻ có tâm địa độc ác như vậy. Càng quan tâm đến th́ hắn ta càng tưởng ḿnh tài giỏi, sẽ càng làm ḿnh làm mẩy với thiên hạ.
Cư xem con lợn Bắc Hàn như không hề tồn tại trên thế giới này là khôn ngoan nhất.
****
Moscow luôn bác cáo buộc rằng Nga có ư định xâm lược Âu châu sau cuộc chiến tại Ukraine, cho đó là thông tin
"vô nghĩa" (nonsense)
Ông Putin tuyên bố rằng, thông tin
"vô nghĩa" này xuất hiện ở những nước có nền kinh tế đang bị tŕ trệ và tiêu chuẩn cuộc sống suy giảm, và các nước đó cần t́m ra lư do để biện minh với người dân.
Tuyên bố này được ông Putin đưa ra trong bối cảnh có nhiều nước phương Tây gần đây viện dẫn mối đe dọa từ Nga đối với Âu châu để kêu gọi đầu tư về an ninh quốc pḥng, cho mở rộng NATO và tăng cường nguồn viện trợ cho Ukraine.
Hiện Hoa Kỳ và nhiều nước phương Tây tin rằng NATO sẽ bị cuốn vào cuộc xung đột với Nga trong trường hợp Nga giành được chiến thắng ở Ukraine. Theo đó, sau khi thắng Ukraine, Nga sẽ không dừng lại và sẽ có hành động quyết liệt hơn nhằm vào việc thôn tính các nước láng giềng, trong đó có ba nước Baltic là Latvia, Litva, Estonia.
Ông Putin trấn an rằng phương Tây không có lư do ǵ để sợ nước Nga. Ông ta cáo buộc NATO mới là thế lực đang tiến về biên giới của Nga. Có thể hiểu rằng khi lên tiếng trấn an như vậy, Putin khuyên phương Tây không cần phải quan tâm đến việc Nga cho mở
"chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine, và rằng việc Nga tiến quân vào Ukraine chỉ là một chuyện nhỏ nhặt mà thôi.
Song với việc tích cực gia tăng chi tiêu quốc pḥng và hỗ trợ Ukraine, rơ ràng phương Tây không hề xem việc Nga xâm lược Ukraine là chuyện nhỏ. Bởi v́ nếu đó là chuyện nhỏ th́ rất có thể một ngày nào đó, Nga sẽ tiếp tục làm các
"chuyện nhỏ" khác bằng cách mở thêm mấy cái
"chiến dịch quân sự đặc biệt" nhằm vào Litva, Estonia… Như thế, nhiều
"chuyện nhỏ" cộng lại sẽ biến thành ra chuyện to lớn.
Ukraine mới đánh vào Kursk mà Nga đă la toáng lên rằng Ukraine là khủng bố, là xâm lược. Putin có xem đó là chuyện nhỏ đâu!