Khảo sát mới cho thấy nhiều người dân Mỹ đă dừng xem tin tức chính trị trên các mạng lưới truyền h́nh do đă quá tải với thông tin chính trị trong suốt mùa bầu cử.
Theo hăng tin AP ngày 26/12, là một người ủng hộ đảng Dân chủ và dành nhiều thời gian theo dơi tin tức chính trị trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Ziad Aunallah có nhiều điểm tương đồng với nhiều người Mỹ kể từ sau cuộc bầu cử: anh đă bỏ xem các tin tức này.
Anh Ziad Aunallah, 45 tuổi, sống tại San Diego, nói: “Người ta đang mệt mỏi về mặt tinh thần. Mọi người đều biết điều ǵ sẽ xảy ra và chúng tôi chỉ đang dành chút thời gian nghỉ ngơi”.
Tỷ suất giảm
Ông Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris. Ảnh: THX/TTXVN
Tỷ suất người xem truyền h́nh và cuộc khảo sát mới rơ ràng đă chứng minh cho hiện tượng này. Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Công vụ NORC kết hợp với hăng tin AP, khoảng 2/3 người trưởng thành ở Mỹ cho biết họ gần đây cảm thấy cần hạn chế xem tin tức về chính trị và về chính phủ v́ quá tải.
Một tỷ lệ nhỏ hơn đang hạn chế xem tin tức về xung đột ở nước ngoài, kinh tế hoặc biến đổi khí hậu. Nhưng tin tức về chính trị vẫn nổi bật hơn cả.
Trước cuộc bầu cử Mỹ, tin tức bầu cử trên kênh CNN và MSNBC chiếm quá nhiều thời gian của Sam Gude, một thợ điện 47 tuổi ở Lincoln, Nebraska. Gude, một người ủng hộ đảng Dân chủ và không phải là người hâm mộ Tổng thống đắc cử Donald Trump, nói: “Điều cuối cùng tôi muốn xem lúc này là khoảng thời gian chuyển giao quyền lực”.
Khảo sát được thực hiện vào đầu tháng 12 cho thấy cứ 10 người th́ có khoảng 7 người ủng hộ Dân chủ cho biết họ đang rời xa tin tức chính trị. Tỷ lệ này không cao như vậy đối với người ủng hộ đảng Cộng ḥa v́ họ có lư do để ăn mừng chiến thắng của ông Trump. Tuy nhiên, cứ 10 người ủng hộ đảng Cộng ḥa th́ cũng có khoảng 6 người cũng cảm thấy cần phải dừng xem tin tức. Tỷ lệ này đối với những người độc lập là tương tự.
Các mạng lưới truyền h́nh, đặc biệt là những mạng lưới tập trung nhiều vào tin tức chính trị, đang có tỷ lệ khác biệt rất lớn trong lượng người xem hoặc phản ứng của khán giả so với những mạng lưới khác.
Từ đêm bầu cử đến ngày 13/12, lượng người xem giờ vàng trung b́nh của kênh MSNBC là 620.000, giảm 54% so với lượng người xem trước bầu cử năm nay. Với cùng khoảng thời gian so sánh, trung b́nh kênh CNN có 405.000 người xem, giảm 45%.
Tại kênh Fox News, mạng truyền h́nh yêu thích của những người hâm mộ ông Trump, lượng người xem trung b́nh sau bầu cử là 2,68 triệu, tăng 13%. Kể từ sau bầu cử, 72% người xem một trong ba mạng lưới truyền h́nh cáp nói trên vào buổi tối đă xem Fox News, so với 53% trước ngày bầu cử.
Xu hướng không mới
Sụt giảm khán giả của phe thua cuộc sau bầu cử không phải là xu hướng mới đối với các mạng lưới truyền h́nh vốn đă xác định khán giả theo khuynh hướng chính trị. MSNBC gặp vấn đề tương tự sau khi ông Trump được bầu năm 2016. Kênh Fox đă gặp t́nh trạng này vào năm 2020.
MSNBC cũng bị người xem phản ứng giận dữ khi một số người xem chương tŕnh “Morning Joe” tức giận v́ hai người dẫn chương tŕnh Joe Scarborough và Mika Brzezinski đến gặp ông Trump ngay sau chiến thắng của ông hồi tháng trước. Tuy nhiên, mặc dù tỷ suất người xem chương tŕnh này giảm 35% kể từ ngày bầu cử, nhưng mức giảm này vẫn thấp hơn tỷ lệ giảm của MSNBC trong khung giờ vàng.
CNN cho biết mặc dù đang chịu ảnh hưởng ở mảng truyền h́nh, tỷ suất người xem trên các nền tảng phát trực tuyến và kỹ thuật số của họ vẫn ổn định.
Theo trang theconversation.com, một nghiên cứu của Pew từ năm 2020 cho thấy 66% người Mỹ cảm thấy mệt mỏi v́ căng thẳng chính trị. Vào năm 2023, cứ 10 người Mỹ th́ có 8 người đă miêu tả chính trị Mỹ bằng những từ ngữ tiêu cực như chia rẽ, tham nhũng, lộn xộn và phân cực.
Ngoài ra, khán giả c̣n có cảm giác như thể các b́nh luận viên của Fox News và MSNBC đang nói về hai nước Mỹ từ hai hành tinh khác nhau. Điều này cũng đúng khi nói đến các nguồn tin trên mạng xă hội khác nhau.
Mối quan tâm chính trị sẽ phục hồi khi ông Trump nhậm chức?
Những năm trước, tỷ suất người xem của các mạng lưới truyền h́nh thường phục hồi khi tâm trạng buồn bă sau thất bại bầu cử qua đi. Khi một chính quyền mới nhậm chức, những người phản đối chính quyền mới thường t́m một nơi để bày tỏ quan điểm.
Aunallah cho biết: “Tôi sẽ theo dơi lại khi ‘rạp xiếc’ bắt đầu. Dù muốn hay không, mọi việc vẫn đang diễn ra. Nếu bạn quan tâm đến đất nước ḿnh, bạn không c̣n lựa chọn nào ngoài việc chú ư”.
Cuộc khảo sát cho thấy người Mỹ muốn các nhân vật công chúng nói ít hơn về chính trị. Sau một mùa bầu cử mà các tuyên bố ủng hộ từ những người nổi tiếng như Taylor Swift thu hút chú ư, khảo sát cho thấy người Mỹ có xu hướng không ủng hộ hơn là ủng hộ việc người nổi tiếng, các công ty lớn và vận động viên chuyên nghiệp lên tiếng về chính trị.
Làm thế nào để thu hút trở lại khán giả?
Một số người Mỹ đă rời xa tin tức chính trị gần đây đă đưa ra lời khuyên cho các kênh để khiến họ quay lại.
Gude cho biết MSNBC luôn có một nhóm khán giả trung thành là những người không thích ông Trump. Nhưng nếu mạng lưới này muốn mở rộng khán giả, họ phải nói về các vấn đề khác và ngừng nói về ông Trump.
Kathleen Kendrick, một nhân viên bán hàng 36 tuổi tại Grand Junction (bang Colorado), nói rằng cô nghe quá nhiều người lớn tiếng phát biểu ư kiến chính trị tại nơi làm việc. Cô muốn thông tin sâu sắc hơn khi theo dơi tin tức khi mà những ǵ cô thấy thường một chiều và nông cạn.
Tương tự, Aunallah muốn nghe tin tức sâu sắc và đa dạng hơn. Anh nói: “Tôi không xem nữa là do họ. Tôi cảm thấy họ dành quá nhiều thời gian nói về cuộc bầu cử. Họ tập trung vào điều đó đến mức khi sự kiện chính kết thúc th́ mọi người không c̣n lư do ǵ để tiếp tục xem”.