Buồn của nền kinh tế lớn nhất châu Âu: Cần đối tác nước ngoài để làm chip xịn nhưng t́m ‘đỏ mắt’ không ra, tham vọng trở thành siêu cường bán dẫn gần như tan thành mây v́ ‘cú ngă ngựa' của Intel
Thủ tướng Đức Olaf Scholz nuôi tham vọng biến nền kinh tế lớn nhất châu Âu trở thành siêu cường bán dẫn.
Nỗ lực tái thiết của Đức để trở thành trung tâm bán dẫn là một phần trong cuộc chạy đua toàn cầu nhằm giành quyền kiểm soát “dầu mỏ” của thời đại kỹ thuật số. Chip bán dẫn cũng động lực thúc đẩy các công nghệ tương lai như trí tuệ nhân tạo.
“Những con chip có ở khắp mọi nơi, trong điện thoại, máy hút bụi, tủ lạnh và ô tô”, Phó Thủ tướng Robert Habeck nói trên đài phát thanh Deutschlandfunk gần đây. “Toàn bộ nền kinh tế của chúng ta phụ thuộc vào những con chip. Sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga không là ǵ so với chip bán dẫn”, ông nói.
Sau hứng khởi ban đầu, giờ đây, ước vọng của chính quyền Thủ tướng Olaf Scholz đang trở nên xa vời hơn bao giờ hết v́ “cú ngă ngựa” của gă khổng lồ chip Intel (Mỹ).
Năm 2023, chính phủ Đức đă tăng trợ cấp lên 11 tỷ USD cho Intel để khởi động dự án nhà máy bán dẫn trị giá 33 tỷ USD tại thị trấn Magdeburg. Dự án này được cựu CEO Intel Pat Gelsinger mô tả là “bước tiến lớn” đối với toàn bộ châu Âu.
Nhưng vào năm ngoái, Intel gây sốc cho chính phủ Đức khi hoăn kế hoạch xây dựng nhà máy trên v́ nhu cầu yếu. Bản thân Intel cũng đang đối mặt với loạt khó khăn tài chính sau khi mất hợp đồng sản xuất chip cho iPhone vào tay Samsung. Công ty cũng tụt hậu so với đối thủ trong mảng GPU và các sản phẩm tiêu dùng cao cấp khác. Đặc biệt, khi AI và điện toán đám mây bùng nổ, Nvidia trở thành ngôi sao sáng trong làng công nghệ, c̣n Intel lại dần bị lăng quên.
V́ vậy, mặc dù dự án nhà máy ở Magdeburg hiện đang “tạm dừng” trong 2 năm, nhiều người trong ngành cho rằng về cơ bản, Intel đă bỏ rơi nó.
Chính phủ Đức vẫn duy tŕ đàm phán với Intel, một phát ngôn viên của Bộ Kinh tế cho biết.
Bất chấp mọi thất vọng, Thủ tướng Scholz vẫn không từ bỏ hy vọng đưa nước Đức trở thành trung tâm sản xuất chip. Chính phủ của ông đang t́m kiếm giải pháp thay thế.
Bộ Kinh tế đang đưa ra nhiều khoản trợ cấp bán dẫn hơn nữa, bắt đầu với khoảng 2 tỷ euro. Chính phủ muốn hỗ trợ 10-15 dự án trong nhiều mảng, bao gồm lắp ráp chip.
Nhưng Đức có rất ít lựa chọn thay thế Intel để nước này có thể tung ra chip AI tiên tiến trong tương lai. TSMC, nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, tuyên bố sẽ không sản xuất chip tiên tiến nhất của hăng bên ngoài Đài Loan (Trung Quốc).
Đức cũng đang để mắt đến Samsung. Tuy nhiên, “ông lớn” Hàn Quốc vẫn chưa bày tỏ sự quan tâm đến việc mở rộng sản xuất tại châu Âu.
Từ những hiện thực trên, giấc mơ đưa Đức trở thành siêu cường bán dẫn của nhà lănh đạo Đức ngày càng xa vời.
VietBF@ Sưu tập