Một bộ phận người Việt ngày nay không c̣n muốn đón Tết theo lối truyền thống, chọn du lịch để giải tỏa áp lực và tận hưởng kỳ nghỉ trọn vẹn.
Tết năm nay, anh Trần Duy, sống tại TP HCM, quyết định đưa vợ và ba con cùng chạy xe du lịch xuyên Việt Nam - Lào - Campuchia, dự kiến khởi hành 25/1 (26 Tết), kết thúc vào 13/2.
Cung đường này giúp anh tránh được ḍng người về quê ăn Tết đông đúc và khám phá nhiều nét văn hóa thú vị tại Lào và Campuchia. Lúc trở về từ Lào, họ có thể ghé thăm các tỉnh vùng núi phía bắc trước khi quay lại TP HCM.
"Tôi ấp ủ nhiều năm nhưng vợ không chịu v́ muốn đón giao thừa ở nhà", anh nói, cho biết con lớn sẽ vào lớp một trong năm nay nên họ quyết định "chơi lớn" với một chuyến đi dài và Tết là dịp thích hợp nhất.
Theo nhiều đơn vị lữ hành, xu hướng du lịch xuyên Tết của người Việt ngày càng tăng. Với kỳ nghỉ Tết 9 ngày năm nay, một số công ty mở bán tour du lịch khởi hành từ 26 âm lịch, lượng đặt tour tăng 25% so với năm trước. Trước đây, nhóm du lịch xuyên Tết chủ yếu từ phía nam, là người trẻ nhưng nay có thêm cả nhóm khách phía bắc, người trung đến cao tuổi có thu nhập ổn định.
8 năm qua, chị Phạm Bích Hạnh, sống tại Hà Nội, hầu như không ăn Tết ở nhà và chưa bao giờ bị người nhà phản đối. Chị cho biết cả gia đ́nh sống ở Hà Nội nên không cần tranh thủ về quê ăn Tết, quyết định du lịch dễ dàng.
"Tôi thấy ở thành phố lớn, mọi người cũng không c̣n câu nệ việc ở nhà chúc Tết", chị nói.
Bắt đầu du lịch xuyên Tết từ năm 2019, Nguyễn Khắc Thương, sống tại TP HCM, nói c̣n độc thân, không có gia đ́nh để về ăn Tết nên không khó khăn khi đưa ra quyết định. Anh cho biết Tết là dịp thích hợp để du lịch khi nhận được khoản tiền thưởng và có thời gian nghỉ dài.
Thương thường chọn những quốc gia không đón Tết Âm lịch để tránh đông, giá dịch vụ, hàng hóa tăng. Sau chuyến đi "một ḿnh và buồn" đến Myanmar năm 2019, Thương thường t́m bạn đồng hành trên các hội nhóm để cùng đi du lịch.
Kỷ niệm đáng nhớ nhất của anh là Tết năm 2020 khi cùng 7 người khác từ Hà Nội và TP HCM đi du lịch Ấn Độ. Lần đầu làm trưởng đoàn, Thương có đôi chút vất vả. Tuy nhiên, chuyến đi thuận lợi, cả nhóm được chiêm ngưỡng nhiều thắng cảnh đẹp và có vô số kỷ niệm bên nhau như đi thuyền trên sông Hằng, chơi bài trên tàu hỏa hay đón giao thừa ở thành phố Arga.
"Tết đơn giản là lúc mọi người cùng nhau ăn một bữa và nâng ly chúc mừng năm mới", Thương nói.
Nhóm của Thương trong chuyến du lịch Ấn Độ dịp Tết năm 2020. Ảnh: NVCC
Lần đầu du lịch xuyên Tết, anh Duy cho biết có lẽ bố mẹ sẽ buồn do phải đón Tết một ḿnh. Anh tự hứa năm sau sẽ ở nhà với ông bà. Theo anh, du lịch xuyên Tết có nhiều điểm lợi như dễ dàng đặt pḥng, xe với giá rẻ, các cung đường vắng vẻ và quan trọng là tránh được những buổi nhậu liên miên cùng tiếng karaoke ồn ào. So với các mùa khác trong năm, anh cho rằng đây là dịp tốt nhất để đi chơi và không bị khách hàng, đối tác làm phiền. Sau một năm làm việc mệt mỏi, anh đang háo hức trước "món quà tự thưởng bản thân" sắp tới.
Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó chủ tịch CLB Du lịch thủ đô, nhận xét xu hướng du lịch xuyên Tết tập trung ở nhóm chưa có gia đ́nh. Nhiều người không muốn vướng vào những câu hỏi "trái tai gai mắt" trong những buổi gặp mặt dịp Tết như bao giờ lấy chồng, lương tháng bao nhiêu. Ngoài ra, những gia đ́nh nhỏ cũng hạnh phúc khi cả nhà du lịch cùng nhau, tăng thêm gắn kết ngày đầu năm mới.
Trước đó, trong bài viết "Khách Việt ngày càng thích trốn Tết đi du lịch", một số ư kiến nhận xét du lịch trốn Tết làm mất đi giá trị văn hóa Việt. Độc giả Nguyễn Danh Sang nói nên có cơ chế tăng ngày nghỉ của các dịp lễ khác trong năm, tránh du lịch dịp Tết. Hay Trần Văn Minh nêu quan điểm Tết là dịp hiếm hoi để gặp gỡ người thân, kết nối họ hàng. Mặt khác, câu chuyện dọn dẹp nhà cửa dịp Tết mệt mỏi hay nấu ăn linh đ́nh cũng do tùy người quyết định, không phải lư do để né Tết.
Văn Hùng, sống tại Hà Nội, nói thích đi du lịch và từng thực hiện chuyến đi xuyên Việt một ḿnh hồi giữa năm. Tuy nhiên, anh không bao giờ chọn du lịch dịp Tết v́ muốn quây quần bên gia đ́nh, người thân sau một năm làm việc, thời gian ở cơ quan nhiều hơn ở nhà.
"Có thể ở thành phố lớn, Tết không c̣n vui nhưng Tết ở quê vẫn là điều khác biệt", anh nói, cho biết thích không khí nhộn nhịp, ấm áp của xóm làng dịp Tết đến, xuân về.
Theo ông Đạt, cuộc sống hiện đại đă thay đổi nhiều, tính cá nhân được đặt lên cao nên quyết định ở nhà đón Tết hay du lịch xuyên Tết đều cần được tôn trọng. Điều quan trọng là mỗi người có thể đón nhận kỳ nghỉ Tết một cách hạnh phúc.
Trong khi đó, du khách Trần Duy nói bất kỳ ai có dự định du lịch xuyên Tết nên cân nhắc kỹ, đặc biệt những người cả năm xa nhà nên dành thời gian cho niềm vui đoàn viên. Ngoài ra, kinh tế không dư dả cũng có thể khiến chuyến đi chơi Tết trở thành áp lực tài chính, trải nghiệm thiếu trọn vẹn.
C̣n Khắc Thương nói vẫn chọn ở nhà tới sau giao thừa khi mẹ vẫn c̣n. Anh nghĩ trước khi quyết định trốn Tết du lịch, mọi người cần làm trọn trách nhiệm với gia đ́nh, đồng thời lên kế hoạch kỹ từ vài tháng. Nếu sợ cô đơn, họ cũng có thể t́m kiếm bạn đồng hành trên các hội nhóm mạng xă hội dễ dàng.
"Cuối cùng, sau mỗi chuyến đi, điều quan trọng là hăy nhớ mua những món quà nhỏ cho người ḿnh yêu quư ở quê nhà", anh nói.