Chuyên gia cho biết hiện tượng hiếm có này sẽ xuất hiện rơ nhất trên bầu trời đêm vào khoảng ngày 21/1, và khuyên những người ngắm sao nên sử dụng bản đồ bầu trời để nh́n thấy chúng.
Những người ngắm sao có thể nh́n thấy hầu hết các hành tinh trong tháng 1 này
Những người ngắm sao sẽ được chiêm ngưỡng một “cuộc diễu hành các hành tinh” trong tháng này, với hầu hết các hành tinh trong hệ Mặt trời có thể nh́n thấy được trên bầu trời đêm cùng một lúc.
Nhà vật lư thiên văn Rebecca Allen, đồng giám đốc Viện Công nghệ và công nghiệp vũ trụ Đại học Swinburne (Úc), cho biết đây sẽ là một cơ hội hiếm để nh́n thấy nhiều hành tinh xếp hàng phía đường chân trời, đặc biệt là các hành tinh bên ngoài như Sao Hải Vương. Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ và Sao Kim sẽ là những hành tinh dễ thấy nhất, đặc biệt là vào khoảng ngày 21/1, và những người ngắm sao cũng có thể t́m thấy Sao Hải Vương và Sao Thiên Vương với sự trợ giúp của ống nḥm hoặc kính thiên văn tốt.
“Chúng t́nh cờ đều nằm cùng một phía của Mặt trời, trong cùng một góc trên bầu trời của chúng ta, để chúng ta có thể nh́n thấy chúng”, bà nói. “Điều đó rất đặc biệt. Tất cả phụ thuộc vào góc nh́n; các hành tinh này thực sự đều cách xa chúng ta và cách nhau rất xa”.
Theo TS Allen, các hành tinh gần Mặt trời hơn, như Sao Kim – một hành tinh đá có kích thước bằng Trái đất – sẽ sáng hơn và dễ nh́n thấy hơn. Hành tinh này, thường được gọi là “sao Hôm” hoặc “sao Mai”, trải qua các giai đoạn giống như Mặt trăng và thay đổi theo từng tuần.
Sao Kim và Sao Thổ sẽ “hợp nhất” vào tháng 1, nghĩa là chúng sẽ xuất hiện gần nhau hơn trên bầu trời đêm. Thông qua kính thiên văn, những người ngắm sao thậm chí có thể nh́n thấy vành đai của Sao Thổ, xuất hiện ở ŕa như một dải bạc.
Sao Hỏa và bề mặt của nó sẽ đặc biệt rơ ràng. Bà Allen cho biết Mặt trời ở vị trí đối diện, nghĩa là “bạn nh́n Sao Hỏa và Mặt trời ở ngay phía sau bạn”.
Sao Mộc - hành tinh thứ năm và lớn nhất - sẽ xuất hiện gần Orion , một cḥm sao mà nhiều người Úc gọi là “chiếc chảo”. Bà tin rằng người xem sẽ có thể phân biệt được những đám mây trên bề mặt Sao Mộc và một số mặt trăng của nó với kính thiên văn.
Ông Con Stoitsis, Hiệp hội Thiên văn học Victoria (Úc), cho biết bốn hành tinh “giống như ngọn hải đăng” có thể dễ dàng nh́n thấy vào khoảng 9 giờ 45 tối vào một đêm trời quang đăng. “Bạn không thể bỏ lỡ chúng”, ông nói. Hướng về phía bắc, Sao Kim và Sao Thổ sẽ ở bên trái và Sao Mộc ở bên phải, nối tiếp là Sao Hỏa với “màu đỏ rực rỡ” vài giờ sau đó.
Những người ngắm sao sẽ được chiêm ngưỡng một “cuộc diễu hành các hành tinh” trong tháng này, với hầu hết các hành tinh trong hệ Mặt trời có thể nh́n thấy được trên bầu trời đêm cùng một lúc.
Theo dơi các vệ tinh
Cũng như cuộc diễu hành của các hành tinh, ông Stoitsis cho biết đây là thời điểm thích hợp để theo dơi các vệ tinh, bởi chúng trông giống như những ngôi sao sáng đang di chuyển. “Trên bầu khí quyển khá là đông đúc. Nếu bạn muốn ngồi ngắm sao, chỉ trong ṿng một giờ, bạn có thể nh́n thấy cả nửa tá vệ tinh”.
Ông Stoitsis, giám đốc sao chổi và thiên thạch của Hội, cho biết họ đang theo dơi chặt chẽ sao chổi được gọi là C/2024 G3 (ATLAS). Sao chổi này gần đây sống sót sau một cuộc chạm trán với Mặt trời.
Ông nói sao chổi giống như mèo, “chúng có đuôi và thích ǵ làm nấy”. Chúng cũng rất khó lường và sao chổi này hoặc sẽ cực kỳ sáng và xuất hiện vào khoảng ngày 18/1, hoặc sẽ tắt lịm.
TS Allen cho biết, thời điểm tốt nhất để ngắm cuộc diễu hành là vào khoảng ngày 21/1 khi Mặt trăng khuyết, và một bản đồ bầu trời cơ bản sẽ rất hữu ích cho những người muốn xem. “Chúng ta đều rất may mắn, tất cả chúng ta trên Trái đất được nh́n thấy cảnh tượng này trong một số cḥm sao mùa hè nổi tiếng và dễ nh́n thấy nhất… Orion, Gemini và Taurus”, bà nói. “Đây là cơ hội để bạn sử dụng ống nḥm và nh́n thấy hầu hết các hành tinh trong tháng này”.