Với nhiệt độ nước lên tới 86 độ C, “ḍng sông nước sôi” Shanay-timpishka ở Amazon có thể nướng chín bất cứ ai theo đúng nghĩa đen.
Theo truyền thuyết, những người Tây Ban Nha chinh phục Mexico và Peru khát khao t́m kiếm vàng đă gặp phải một ḍng sông sôi sùng sục giữa ḷng rừng mưa nhiệt đới Amazon. Câu chuyện ly kỳ này phần nào có thật.
"Sôi sục dưới sức nóng mặt trời"
Suốt nhiều thế kỷ, cộng đồng bản địa ở Amazon đă biết tới những ḍng nước nóng đến không tưởng tên Shanay-timpishka ở Peru - c̣n được biết đến với tên gọi La Bomba hay Ḍng sông nước sôi. Shanay-timpishka có nghĩa là "sôi sục dưới sức nóng của mặt trời".
Tuy nhiên, sự tồn tại của Shanay-timpishka từng bị nhiều người nghi ngờ, trong đó có các học giả, quan chức và ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch.
Sự hoài nghi này là chính đáng. Những ḍng nước ấm thường gắn liền với hoạt động núi lửa ngầm dưới đất. Tuy nhiên, rừng Amazon lại không có núi lửa xung quanh. Ước tính tâm núi lửa gần nhất cách ḍng sông nước sôi này hơn 700 km.
Phải đến năm 2011, Andrés Ruzo - một nhà khoa học địa nhiệt, người được ông nội kể về ḍng sông nước sôi khi c̣n nhỏ - là người đầu tiên tiếp cận Shanay-timpishka dưới góc độ khoa học.
May mắn thay, d́ của ông Ruzo quen biết vợ của pháp sư đang bảo vệ ḍng sông.
Sản phẩm của thần rắn?
Trong bài diễn thuyết Ted Talks năm 2014, ông Ruzo kể về quá tŕnh khám phá Shanay-timpishka. Ông được dẫn dọc theo con đường xuống ḍng sông và phát hiện truyền thuyết này có thật. Ḍng nước chảy xiết dài 6,24 km với nhiệt độ trung b́nh 86 độ C.
Nước ở Shanay-timpishka đủ nóng để pha một tách trà ngon... và luộc chín động vật. Ảnh: MudaCom/Shutterstock
Ông Ruzo ngạc nhiên khi phát hiện thượng nguồn của ḍng sông là nước mát. Nước nóng dần khi chảy qua một khu vực nằm dưới một tảng đá có h́nh dạng giống đầu rắn.
Theo người dân địa phương, “mẹ” của ḍng sông là một linh hồn rắn khổng lồ sinh ra nước nóng và nước mát.
Sau khi thảo luận với pháp sư, Ruzo được phép nghiên cứu và lấy mẫu nước về pḥng thí nghiệm. Theo lời pháp sư, điều kiện duy nhất là luôn đổ nước sông xuống đất sau khi xong việc để “nước có thể t́m đường trở về nhà”.
Ở gần những vùng nước này cực kỳ nguy hiểm, ngay cả với động vật hoang dă. Ruzo chứng kiến nhiều loài động vật trở thành nạn nhân của ḍng sông nước sôi.
"Tôi nh́n thấy đủ loại động vật rơi xuống và điều khiến tôi kinh ngạc là quá tŕnh này khá giống nhau. Chúng rơi xuống và thứ đầu tiên bị nấu chính là mắt. Mắt chuyển sang màu trắng sữa” - ông Ruzo kể - “Ḍng nước cuốn chúng đi, chúng t́m cách thoát khỏi đó nhưng v́ nước nóng nên thịt dần chín tới xương, chúng đuối dần. Sau cùng, nước tràn vào miệng và chúng bị luộc chín từ trong ra ngoài”.
Một địa điểm cần được bảo vệ
Thông qua nghiên cứu sâu rộng về khu vực, ông Ruzo đă chứng minh được ḍng sông nước sôi "không liên quan đến núi lửa". Tuy nhiên, quy mô và mức nhiệt của ḍng sông này là “vô đối” so với mọi hệ thống địa nhiệt phi núi lửa trên thế giới.
Vậy lư do đằng sau là ǵ? Các nhà khoa học vẫn cần nghiên cứu thêm và chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Theo một giả thuyết, nước ở ḍng sông này có thể bắt nguồn từ các sông băng ở dăy Andes. Băng tan chảy sẽ thấm sâu xuống ḷng đất, rồi nước được làm nóng bởi năng lượng địa nhiệt tự nhiên của trái đất trước khi thoát ra ngoài và xuất hiện ở khu vực Amazon.
Giống phần c̣n lại của rừng Amazon, khu vực xung quanh Shanay-timpishka đang bị đe dọa bởi con người. Ông Ruzo kết thúc bài phát biểu bằng cách bày tỏ hy vọng công tŕnh của ông sẽ gây áp lực buộc chính phủ Peru bảo vệ nguyên trạng ḍng sông.
“Đối với pháp sư, đây là một địa điểm linh thiêng. Đối với nhà khoa học về địa chất, đây là một hiện tượng địa nhiệt độc đáo. Đối với người đốn gỗ bất hợp pháp và người chăn nuôi gia súc, đây là một nguồn tài nguyên đáng để khai thác. Đối với chính phủ Peru, đây là một vùng đất không được bảo vệ sẵn sàng phục vụ phát triển. Tôi đặt mục tiêu đảm bảo mọi cá nhân kiểm soát vùng đất đều hiểu được sự độc đáo và ư nghĩa của ḍng sông nước sôi này” - nhà khoa học kết luận.
VietBF@sưu tập