Gia Cát Lượng là bậc quân sư lỗi lạc, đại tài khiến đời đời thán phục. Đến nay, những lời tiên tri ông để lại cho hậu thế vẫn là bí ẩn chưa giải mă hết.
Gia Cát Lượng không chỉ là một nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, ông c̣n có tài tiên tri, nh́n sao đoán mệnh, quả thực là "trên thông thiên văn, dưới tường địa lư, giữa thấu ḷng người". Thời xưa, tiên tri là một trong những khả năng thể hiện sự liên lạc giữa người và thần. Những người có tài này thường được gọi với danh xưng "thần nhân".
Gia Cát Lượng liệu sự như thần.
Gia Cát Lượng (181 – 234), tự là Khổng Minh, hiệu Ngọa Long, được biết tới với vai tṛ mưu sĩ của Lưu Bị vào thời Tam quốc và là Thừa tướng nhà Thục Hán sau này.
Ông được mệnh danh là nhà chính trị gia kiệt xuất, là nhà quân sự đại tài, cũng là nhà văn, nhà thư pháp nổi tiếng. Gia Cát Lượng cả đời dốc hết tâm huyết, cúc cung tận tụy v́ chính quyền nhà Thục Hán. Ông để lại các tác phẩm nổi tiếng như Xuất sư biểu, Giới tử thư, Mă Tiền khóa.
Ông cũng chính là chủ nhân của hàng loạt phát minh như mộc ngưu lưu mă, đèn Khổng Minh, cải tạo nỏ Liên châu, sau đổi tên thành nỏ Gia Cát (nỏ này mỗi lần bắn được 10 mũi tên).
Nhờ trí tuệ xuất chúng của ḿnh, Gia Cát Lượng đă trở thành h́nh tượng chuẩn mực của những nhân vật túc trí, đa mưu, là hóa thân của trí thông minh, của tài hoa xuất chúng và được người đời sau ca tụng trong các tác phẩm nghệ thuật.
Liệu sự như thần
Trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, h́nh tượng Gia Cát Lượng được mô tả chói ḷa như một thần nhân, có tài hô mưa gọi gió, "trên thông thiên văn, dưới tường địa lư". Thuyền cỏ mượn tên, cầu gió đông nam, "không thành kế", lập đàn tế sao giải hạn, chiêm tinh đoán số mệnh… là những minh chứng cụ thể cho tài năng tuyệt luân của Gia Cát Lượng.
Những chuyện Khổng Minh xem bói, đoán trước tương lai được kể khá nhiều trong dă sử và chính sử. Chuyện nổi tiếng nhất là việc ông khiến Lưu Bá Ôn - danh tướng văn vơ song toàn thời nhà Minh - phải phục sát đất, dù Lưu sinh sau Khổng Minh tới hơn 1.000 năm.
Lưu Bá Ôn (1311 – 1375), là khai quốc công thần của nhà Minh, cũng là một mưu sĩ tài ba, lỗi lạc, văn vơ song toàn. Trong một lần xuất chinh tấn công kẻ thù, Lưu Bá Ôn bị lạc vào một hang núi.
Trong hang, Lưu Bá Ôn lần ra được một tấm bia đá khắc ḍng chữ: "Vạn đại quân sư Gia Cát Lượng, thống nhất sơn hà Lưu Bá Ôn", phía dưới có ḍng chữ đề "Gia Cát Lượng thủ bút". Nghĩa của ḍng chữ khắc trên bia có thể diễn ra rằng: Gia Cát Lượng chính là quân sự tài giỏi nhất vạn đời nhưng Lưu Bá Ôn mới là người có thể thống nhất giang sơn.
Sau tấm bia c̣n có bản đồ chi tiết chỉ dẫn đường ra khỏi hang. Lưu Bá Ôn cứ lần theo bản đồ ấy, cuối cùng cũng thoát khỏi được hang sâu, bảo toàn mạng sống để sau này phụng sự đắc lực cho Chu Nguyên Chương, kiến lập ra triều Minh.
C̣n trong Gia Cát Lượng dă sử có chép một câu chuyện khác cho thấy tài thần cơ diệu toán của Gia Cát Lượng. Trước lúc lâm chung, Gia Cát Lượng nhắn gửi lời dặn ḍ đến con cháu: "Sau khi ta chết, trong số các con sẽ gặp phải đại họa chết người. Tới lúc ấy, hăy dỡ nhà, lấy từ trong tường ra một bọc giấy, trong đó có cách cứu mạng".
Sau khi ông qua đời, cháu của Tư Mă Ư là Tư Mă Viêm nhất thống thiên hạ, phá thế tam phân Ngụy – Thục – Ngô, lên ngôi hoàng đế, kiến lập ra triều Tấn. Viêm nghe nói trong đám quan quân có người là hậu duệ của Gia Cát Khổng Minh nên muốn mang ra trừng trị, ḥng làm tuyệt tự ḍng họ Gia Cát.
Một hôm, đương buổi thiết triều, Viêm cất tiếng hỏi: "Trong các ngươi ai là hậu duệ Gia Cát Khổng Minh". Một người bước ra sụp lạy. Viêm hỏi tiếp: "Trước khi chết, tổ phụ của nhà ngươi căn dặn những ǵ mau nói ra?".
Người kia bèn kể lại chuyện Gia Cát Lượng dặn ḍ trước lúc lâm chung. Nghe lời đó, Tư Mă Viêm liền phái giáp sĩ tới nhà dỡ tường, lấy giấy ra xem. Bên trong có một phong thư đề mấy chữ "Ngộ hoàng nhi khai" (nghĩa là nếu đúng là vua th́ mới được mở ra).
Quân lính trở về tŕnh thư lên, Viêm bóc thư ra xem thử, thấy ghi mấy chữ "Lùi lại ba bước". Viêm nghi hoặc làm theo. Vừa hay lúc đó xà nhà rơi thẳng xuống chỗ vua ngồi làm ghế bàn găy tan tành.
Mấy ḍng cuối thư viết tiếp: "Ta đă cứu mạng ngươi, ngươi hăy giữ lại mạng cho con cháu ta". Viêm xem xong th́ cực kỳ cảm kích, khâm phục tài trí của Gia Cát Khổng Minh, nhân đó mà tha cho người hậu duệ của ông.
Cách nh́n người của Gia Cát Lượng
Gia Cát Lượng nổi tiếng với tài tiên tri.
Trong bộ sách Tướng Uyên, Khổng Minh từng đưa ra nhận xét về tính cách con người rằng: "Tính người thật khó hiểu. Dung mạo bất nhất, hành động trăm ngàn lối. Kẻ trông hiền lành nhu thuận mà vô đạo, kẻ bề ngoài cung kính mà trong ḷng trí trá vô lễ. Kẻ trông rất hùng dũng nhưng lại nhát sợ. Kẻ có vẻ thật tận lực mà rất bất trung".
Trong bộ sách này, ông đưa ra 7 cách để hiểu được ḷng người bao gồm:
Đem điều phải lẽ trái hỏi họ để biết "chí hướng".
Lấy lư luận dồn họ vào thế bí để biết "biến thái".
Lấy mưu trí trị họ để trông thấy "kiến thức".
Nói cho họ những nỗi khó khăn để xét "đức dũng".
Cho họ uống rượu say để ḍ "tâm tính".
Đưa họ vào lợi lộc để biết tấm ḷng "liêm chính".
Hẹn công việc với họ để đo "chữ tín".
Nhờ những phép thử rất hữu hiệu này mà Gia Cát Lượng đă giúp cho Thục vương Lưu Bị chọn lựa ra những người có đủ cả tài, đức, trí, dũng, chính, tín; xây dựng nên triều đại nhà Thục hùng mạnh, sánh ngang hai cường quốc bên cạnh là Ngụy và Ngô.
Khi ra Kỳ Sơn lần thứ sáu, Khổng Minh lâm bệnh nặng, cho quân đóng ở g̣ Ngũ Trượng, tránh giao chiến với quân Ngụy. Ông bèn dùng phép dâng sao, trong ṿng 7 ngày bày ra 49 cây đèn quay quanh cây đèn chủ mạng của ông nhằm xin trời cao cho kéo dài mạng sống.
Đến ngày thứ bảy, Tư Mă Ư nh́n thiên tượng biết Khổng Minh bị bệnh, cho quân đến thăm ḍ trước trại thách đánh. Ngụy Diên chạy vào trướng báo tin, chẳng ngờ đạp mạnh quá làm tắt ngọn đèn chủ vị.
Khương Duy giận lắm, rút gươm muốn giết Ngụy Diên, Khổng Minh cản lại, than rằng: "Số trời như thế, không sao trái được". Ông gọi Khương Duy lại truyền thụ 24 thiên binh thư do ông viết ra.
Sau đó, ông dặn các tướng phải đề pḥng quân Ngụy tới đánh và Ngụy Diên làm phản cùng kế sách đối phó. Sau Thục chủ sai sứ tới hỏi việc hậu sự, Khổng Minh đáp rằng Tưởng Uyển có thể thay ông làm thừa tướng, sau đó là Phí Y, nói tới đó th́ mất.
Sau khi Khổng Minh mất, Ngụy Diên quả nhiên làm phản nhưng Khổng Minh đă tiên đoán trước nên bày kế cho Mă Đại chém chết Ngụy Diên. Tư Mă Ư tới đánh, quân Thục đẩy xe có tượng gỗ Khổng Minh ra trận, Tư Mă Ư sợ hăi bỏ chạy, hỏi các tướng rằng đầu ḿnh có c̣n không. Thế là quân Thục rút an toàn trở về Thành Đô. Sau này trong dân gian có câu: "Gia Cát chết vẫn đuổi được Trọng Đạt sống".
Những lời tiên tri của Gia Cát Lượng được tập hợp trong một bộ sách có tên "Mă tiền khóa" (quẻ gieo trước ngựa). Ở đó, ông đă đưa ra nhiều dự liệu cực kỳ chuẩn xác về những sự kiện trọng đại như: nhà Thục Hán diệt vong, nhà Tấn thống nhất thiên hạ, thời loạn ly sau thời Tấn, những việc đại sự thời nhà Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh… Thậm chí sự ra đời của Trung Hoa dân quốc vào năm 1912 cũng không nằm ngoài dự liệu của Gia Cát Lượng.
Ở Việt Nam, có một người cũng nổi danh trong lịch sử về tài tiên tri là Trạng Tŕnh Nguyễn Bỉnh Khiêm với những dự ngôn cực kỳ chuẩn xác đến hàng trăm năm sau. Ở một bài viết khác, chúng tôi xin được bàn đến nhân vật lỗi lạc này.
VietBF@ sưu rập
|
|