T́nh cảm gia đ́nh không phải là thứ có thể đong đếm bằng tiền bạc. Dù anh có lo liệu mọi việc, nhưng việc lấy hết tiền mừng thọ của bố là hành động quá đáng và thiếu tôn trọng.
Nhân việc mừng thọ bố chồng tṛn 80 tuổi, gia đ́nh tôi có một dịp thật đặc biệt để tụ họp, chúc mừng và bày tỏ ḷng hiếu thảo đối với người đă nuôi dưỡng và yêu thương chúng tôi suốt bao năm qua.
Tuy nhiên, chính ngày trọng đại ấy lại trở thành một kỷ niệm khiến tôi không thể nào quên, không phải v́ niềm vui, mà v́ sự tranh căi xung quanh chuyện chia tiền mừng thọ.
Ảnh minh họa: FP
Gia đ́nh chồng tôi có 2 anh em, chồng tôi và cô út. Cả 2 đều đă lập gia đ́nh. Mẹ chồng qua đời từ lâu nên bố sống cùng vợ chồng tôi. Tính chồng tôi gia trưởng nên mọi việc trong nhà đều do anh quyết định, bố tôi hay cô út cũng chẳng mấy khi phản đối điều ǵ.
Năm nay, bố chồng tôi tṛn 80 tuổi nên gia đ́nh tổ chức mừng thọ cho bố. Bố rất phấn khởi và nhắc chúng tôi chuẩn bị mọi việc từ trước Tết 1 tháng. Chúng tôi đặt 30 mâm cỗ mời anh em họ hàng, bạn bè thân thiết. Buổi lễ diễn ra suôn sẻ, vui tươi, đầm ấm.
Tuy nhiên, điều khiến tôi cảm thấy buồn và thất vọng chính là hành động của chồng sau lễ mừng thọ. Người con trai duy nhất, lẽ ra phải là người trân trọng, yêu thương bố nhất, lại không hiểu tâm tư của ông cụ. Chồng tôi yêu cầu bố đưa hết tiền mừng v́ anh "lo liệu tất cả".
Tôi không phủ nhận rằng chồng tôi đă đóng vai tṛ quan trọng trong việc tổ chức buổi lễ.
Anh là người đứng ra thu xếp các mâm cỗ, liên hệ với bạn bè và người thân, đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Nhưng liệu đó có phải là lư do để anh tự cho ḿnh cái quyền yêu cầu bố đưa hết tiền mừng thọ mà bố nhận được trong ngày hôm ấy?
Anh nói: "Bố ơi, bố phải đưa tất tiền mừng thọ cho con, bởi mọi việc con đă đứng ra lo liệu tất cả. Bố phải đưa th́ con mới có để thanh toán cho các bên nữa chứ".
Tôi không tin vào tai ḿnh khi nghe câu nói anh thốt ra như vậy.
"Bố nói là sẽ đưa nhưng có phải của con tất đâu", bố chồng tôi cau mày. "Nhưng con đứng ra lo th́ mọi việc con quyết định", chồng tôi đáp. Bố tức giận quát: "Đúng là con đứng ra lo liệu, bố sẽ đưa cho con một phần. Nhưng bố sẽ giữ lại một phần, nhất là tiền của con gái, con rể, các cháu".
Tôi nh́n thấy trong ánh mắt bố sự lúng túng và bối rối. Bố tôi đă quá già và mệt mỏi để có thể tranh căi hay đưa ra ư kiến phản đối. Chồng tôi không hề nghĩ đến cảm xúc của bố, mà chỉ chăm chăm vào việc lấy đi số tiền mừng thọ như thể đó là điều đương nhiên.
Lẽ ra một người con, dù có bận rộn và vất vả đến đâu, cũng nên hiểu rằng việc tổ chức lễ mừng thọ cho cha mẹ không phải chỉ v́ những ǵ có thể thu lại được. Đó là sự tôn trọng, là t́nh cảm mà chúng ta dành cho bố mẹ, những người đă dành cả đời chăm lo cho chúng ta.
Thực ra, anh lo cho bố được mấy năm nay thôi, chứ những năm trước đây, ông vẫn tự làm. Giờ v́ sức khỏe yếu, mắt mờ, chân chậm, nên ông mới nhờ anh tất. Thế mà anh lại đối xử với ông như vậy. Bố đưa tất cho anh, lúc bố cần tiền, chẳng lẽ lại hỏi anh?
Nhà chỉ có ḿnh anh là con trai, bố c̣n cho ai đâu mà anh lại ṣng phẳng thế.
Tôi không hiểu, tại sao anh lại có thể nghĩ ḿnh xứng đáng giữ hết số tiền ấy. Giờ đây, trong mắt anh, mọi thứ đều có thể mua bán và ngay cả ḷng hiếu thảo, t́nh yêu thương của con cái dành cho cha mẹ cũng quy ra tiền bạc.
Bố không nói ǵ nữa, tức giận đưa hết tiền cho anh nhưng tôi biết trong ḷng ông buồn lắm.
T́nh cảm gia đ́nh không phải là thứ có thể đong đếm bằng tiền bạc. Dù anh có lo liệu mọi việc nhưng việc lấy hết số tiền mừng thọ của bố là hành động quá đáng và thiếu tôn trọng.
Tối về, tôi nói chuyện với chồng, bày tỏ hết suy nghĩ của ḿnh với anh. Tôi xin phép bố chồng đưa con về nhà ngoại chơi mấy hôm sau đó. Tôi mong rằng anh sẽ nhận ra sai lầm của ḿnh và hiểu rằng, t́nh yêu thương và sự tôn trọng mới là món quà quư giá nhất mà chúng ta có thể dành cho cha mẹ.