Trong hàng ngũ danh tướng Việt Nam, ông không phải người có tiếng vang lừng lẫy nhất. Nhưng ông là vị tướng duy nhất của nước ta khiến kẻ thù chỉ cần nghe tên đă sợ hăi bỏ chạy.
Hơn 4.000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, Việt Nam trải qua rất nhiều cuộc chiến khốc liệt. Chưa bao giờ nước ta thiếu nhân tài, anh hùng hào kiệt. Chẳng thế mà trong top 10 vị tướng vĩ đại nhất thế giới do Hoàng gia Anh xét phong, có đến 2 vị tướng là người Việt.
Ngược ḍng lịch sử, nước ta có một vị tướng vô cùng oai phong, từng khiến kẻ địch chỉ cần nghe tên đă tự động cởi áo giáp đầu hàng. Ông chính là Lê Khôi – thụy là Vơ Mục. Lê Khôi là cháu ruột của Lê Lợi, v́ cha mẹ mất sớm nên ở với chú từ nhỏ. Lớn lên Lê Khôi tham gia nghĩa quân của Lê Lợi, là một trong 35 công thần trong Hội thề Lũng Nhai.
![](https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=2488475&stc=1&d=1739182971)
Thành tích chinh chiến của Lê Khôi rất nhiều. Ông từng cùng Lê Sát, Lê Phấn bắt sống Chu Kiệt (tướng của nhà Minh). Hay sự kiện năm 1427, Lê Khôi cùng chiến hữu bắt sống đô đốc Thôi Tụ, Thượng thư Hoàng Phục và hơn 3 vạn tù binh. Nhờ chiến công đó mà Đông Đô được giải phóng.
Chuyện kể rằng trong năm 1446, Lê Khôi cùng Nguyễn Chích, Nguyễn Xí đi đánh Chiêm Thành ở châu Thuận Hóa. Lê Khôi được giao nhiệm vụ dẫn quân tiên phong, đưa binh bản bộ tiến trước, phá đồn giặc ở trên. Khi ông cùng binh lính đến đất của giặc, tướng giặc gọi sang hỏi:“Có phải ông Tư mă đấy chăng?”. Đáp lại, Lê Khôi cởi bỏ mũ trụ ra để chúng nh́n thấy mặt. Chỉ vừa trông thấy vị tướng này, chúng đă quỳ sụp xuống vái lạy, biếu sản vật và không dám đánh lại.
Người đời truyền nhau rằng, Lê Khôi đi đến đâu, giặc tan vỡ đến đấy. Chỉ cần nghe tên ông, kẻ thù mạnh đến mấy cũng e ngại, thậm chí tự cởi áo giáp quy hàng.
![](https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=2488476&stc=1&d=1739182971)
Cũng sau trận đánh năm 1446 đó, Lê Khôi mất trên đường trở về kinh thành. Sự ra đi đột ngột này khiến binh sĩ, nhân dân và triều đ́nh vô cùng xót xa. Triều chính khi đó quyết định nghỉ 3 ngày quốc tang Lê Khôi. Ông được đưa về an táng ở chóp núi Long Ngâm, vua Lê Nhân Tông c̣n lập đền thờ vị danh tướng ở đó. Ngoài ra, người dân c̣n dựng đền thờ Lê Khôi ở Cửa Sót, hàng năm tổ chức lễ hội Chiêu Trưng vào ngày giỗ của ông.
Tính từ khi Lê Lợi lên ngôi, Lê Khôi ra làm quan và trải qua 3 đời vua Lê là Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông. Chức vụ cao nhất của ông là Hộ vệ Thượng tướng quân. Năm 1487, trong một lần ghé thăm đền thờ Lê Khôi, vua Lê Thánh Tông đă phong tặng danh tướng này danh hiệu “Chiêu Trưng Đại Vương”.
![](https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=2488477&stc=1&d=1739182971)
Đền thờ Lê Khôi ở Cửa Sót
Ngôi đền thờ vị khai quốc công thần nhà Lê Sơ vô cùng nổi tiếng ở Nghệ An – Hà Tĩnh. Người dân ở đây có câu cửa miệng: “Đền Cờn, Đền Quả, Bạch Mă, Chiêu Trưng”, ư chỉ 4 ngôi đền linh thiêng và lâu đời ở khu vực này nói riêng, miền Trung nói chung.
VietVietBF@ sưu tập