R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
Join Date: Dec 2006
Posts: 7,812
Thanks: 2,689
Thanked 3,794 Times in 1,985 Posts
Mentioned: 12 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 668 Post(s)
Rep Power: 26
|
Mờ sáng 17/2/1979, dưới chiêu bài “Phản kích tự vệ”, 60 vạn quân Trung Quốc bất ngờ tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc. Quân dân Việt Nam đă anh dũng chiến đấu để bảo vệ biên cương, bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước. Ngày 5/3/1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân, nhưng trên thực tế “cuộc chiến đấu mới” này phải kéo dài tới 10 năm (1979-1989) đầy ác liệt, mất mát, đau thương.
Mở cuộc tiến công xâm lược Việt Nam, Trung Quốc hy vọng sẽ đạt được 5 mục tiêu cơ bản sau :
Một là, cứu bọn Pol Pot. Ư đồ của họ là chiếm một số khu vực đất đai của Việt Nam ở gần biên giới, nếu thuận lợi sẽ tiến sâu vào sâu, buộc ta phải đàm phán, ép ta phải rút quân khỏi Campuchia.
Hai là, thông qua chiến tranh chống Việt Nam để tranh thủ Mỹ và các nước đồng minh giúp họ thực hiện “Bốn hiện đại hóa”.
Ba là, phá hoại tiềm lực kinh tế và quốc pḥng của Việt Nam, làm Việt Nam suy yếu. Ư đồ của họ là tiêu diệt một bộ phận lực lượng vũ trang ta, nhất là bộ đội chủ lực, phá hoại kinh tế, tàn sát dân thường, gây tâm lư khủng khiếp trong nhân dân, kích động bạo loạn, hạ uy thế của Việt Nam sau khi thắng Mỹ năm 1975.
Bốn là, uy hiếp Lào từ phía Bắc, buộc Lào phải trung lập hoặc theo họ chống lại Việt Nam, uy hiếp Việt Nam từ phía Tây; gỡ thể diện trước các nước Đông Nam Á sau thất bại ở Campuchia.
Năm là, thăm ḍ phản ứng của Liên Xô và dư luận quốc tế để chuẩn bị cho những bước phiêu lưu tiếp theo.
Tổn thất lớn lao
Cuộc chiến tranh biên giới bảo vệ biên giới phía Bắc trong giai đoạn đầu chỉ diễn ra khoảng một tháng, thực chất là 17 ngày (từ 17/2/1979 đến khi Trung Quốc tuyên bố rút quân 5/3/1979) nhưng sự tổn thất về người và của lại không thua kém một cuộc chiến tranh dài ngày.
Trung Quốc là bên chịu tổn thất không hề nhỏ. Theo tác giả Trường Sơn, “Chiến tranh biên giới 1979 : Cuộc chuyển quân thần tốc” đăng trên Infonet ngày 18/2/2015 th́ trong tuần đầu tiên của chiến tranh, lực lượng vũ trang 6 tỉnh biên giới phía Bắc đă loại khỏi ṿng chiến đấu 16.000 quân Trung Quốc. Con số này tiếp tục tăng lên 27.000 quân vào ngày 28/2 và 45.000 quân vào ngày 5/3/1979.
Việt Nam chưa có thống kê đầy đủ, chính xác về tổn thất, mới chỉ có con số ước tính là: Có 320 xă, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, trạm xá, 38/42 lâm trường, 41/41 nông trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ ở khu vực chiến sự bị tàn phá.
Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân ở biên giới phía Bắc Việt Nam bị mất nhà cửa, tài sản, phương tiện sinh sống.
Các thị xă Lạng Sơn, Cao Bằng, Cam Đường gần như bị hủy diệt hoàn toàn. Nhiều di tích lịch sử văn hóa bị quân Trung Quốc cố ư phá hoại như hang Pắc Bó (Cao Bằng), động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn)...
Mặt trận Hà Giang từ 1979-1989 có 4.760 liệt sĩ, trong đó khu vực chiến trận Vị Xuyên từ 1984-1989 có hơn 4.000 chiến sĩ thuộc 9 sư đoàn chủ lực hy sinh, riêng Sư đoàn 356 có khoảng 1.200 cán bộ, chiến sĩ hy sinh.
Trung Quốc thực hiện chiến tranh phá hoại nhiều mặt
Sau chiến trận toàn tuyến biên giới đầu năm 1979, Trung Quốc thực hiện chiến tranh phá hoại nhiều mặt chống lại Việt Nam bằng các hoạt động vũ trang như phục kích, tập kích, pháo kích, tấn công lấn chiếm... gây rất nhiều tổn thất về người và của cho quân dân Việt Nam. Đặc biệt, trong giai đoạn 1984 - 1989, Trung Quốc quay lại và duy tŕ trận chiến Vị Xuyên (Hà Giang) với cường độ cao, mật độ dày tạo ra t́nh trạng căng thẳng, bất ổn ở khu vực biên giới Việt - Trung, gây ra nhiều tổn thất và hậu quả nghiêm trọng cho quân dân Việt Nam.
Đi đến đâu, quân đội Trung Quốc cũng phá phách, phá hủy tất cả các cơ sở hạ tầng, tàn sát người dân vô tội. Vụ thảm sát tàn bạo nhất mà quân đội Trung Quốc gây ra ở Tổng Chúp, xă Hưng Đạo, huyện Ḥa An (Cao Bằng). Ngày 9/3/1979, 4 ngày sau khi tuyên bố rút quân khỏi Việt Nam, lính Trung Quốc đă tấn công vào một trại nuôi lợn ở bản Tổng Chúp, giết chết 43 người gồm phụ nữ, trẻ em và vùi xác dưới giếng. Từ ngữ trên tấm bia xi măng c̣n sót lại ở Tổng Chúp là không đủ và không bao giờ là đủ để diễn tả hết sự bạo tàn bởi những tội ác mà quân Trung Quốc đă gây ra khi đang trên đường rút quân về nước.
|