Bà là 1 nhân vật lịch sử đặc biệt của Việt Nam, người phụ nữ duy nhất là hoàng hậu cầm quân ra trận, quyết reo ḿnh xuông sông Tô Lịch chứ không để rơi vào tay địch.
Phạm Thị Uyển sinh vào khoảng thế kỉ thứ 7 là con gái của Phạm Huyên và Phạm Thị Thảo, cháu gái của danh tướng Phùng Hạp Khanh. Dù là phận nữ nhi, nhưng bà Phạm Thị Uyển lại là người có văn vơ song toàn, am hiểu binh thư, sách lược đánh trận và có chí khí, tài năng hơn người. Tương truyền v́ cảm mến tài năng của chủ tướng Mai Thúc Loan, ông nội của bà tướng Phùng Hạp Khanh đă gả cháu gái cho. Mai Thúc Loan sau khi đánh thắng nhà Đường, chiếm được Hoan Châu đă lên ngôi Vua, hiệu là Mai Hắc Đế và phong cho Phạm Thị Uyển là Hoàng hậu.
Tượng Hoàng hậu Phạm Thị Uyển trong đền Dục Anh.
Hoàng hậu Phạm Thị Uyển không chỉ giúp chồng là Mai Thúc Loan trong việc quản lư nội các mà c̣n thường cùng ông bàn chuyện cơ mật và cầm quân ra trận. Bà cũng là người phụ nữ duy nhất giữ danh vị Hoàng hậu mà cầm quân ra trận trong lịch sử Việt Nam.
Theo đó, sau khi dẹp đươc nội loạn, Hoàng đế nhà Đường cho 30 vạn quân tiến đánh An Nam. Trước thế quân nhà Đường mạnh và đông gấp nhiều lần, Phạm Thị Uyển cùng Mai Hắc Đế cho quân lập các pḥng tuyến trên sông Hồng. An Nam chỉ mới giành được độc lập nên quân sĩ chưa được huấn luyện nhiều, chủ yếu là lính mới, không có kinh nghiệm, phải chống lại đội quân chính quy của nhà Đường có quân số đông hơn. Quân An Nam không giữ được các pḥng tuyến trên sông Hồng và phải rút.
Vượt qua được các pḥng tuyến trên sông Hồng, quân Đường tấn công vào thành Tống B́nh (vị trí thành Thăng Long sau này). Hoàng hậu Phạm Thị Uyển chỉ huy một cánh quân chặn ở sông Tô Lịch. Quân An Nam đuối dần, Hoàng hậu bị rơi vào thế cùng, quyết không để rơi vào tay giặc đă nhảy xuống sông Tô Lịch.
Theo ghi chép, xác của Hoàng hậu trôi dạt đến địa phận trang Nhân Mục (nay là làng Ḥa Mục, Cầu Giấy, Hà Nội) th́ được người dân vớt lên chôn cất rồi lập đền thờ phụng, tôn là Đại Ả Nương. Sau đổi tên thành đền Dục Anh. Hơn ngh́n năm qua, người dân vẫn kính cẩn tôn thờ Hoàng hậu Phạm Thị Uyển. Người dân làng Ḥa Mục tôn bà làm Thành Hoàng để thờ phụng.
Đền Dục Anh ở Cầu giấy, Hà Nội.
Ngày nay đền Dục Anh nằm ở đường Nguyễn Ngọc Vũ, quay mặt ra sông Tô Lịch ở đoạn gần cầu Trung Ḥa.
VietBF@sưu tập