Trong hơn nửa thập kỷ, Khối quân sự Bắc Đại tây dương (NATO) đă trở thành biểu tượng hợp tác an ninh của thế giới phương Tây. Nhưng trong một giai đoạn mới của lịch sử, người ta đang nghi ngờ giá trị sự tồn tại của nó, đặc biệt là trong bối cảnh nước Mỹ có một vị tổng thống như ông Donald Trump.
V́ một “Nước Mỹ trên hết”
“NATO đă lỗi thời”. Đó là phát biểu kinh điển của ông Donald Trump vào ngày 16/1/2017, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí châu Âu trước thời điểm ông bước vào Nhà Trắng lần thứ nhất. Phát biểu đó đă báo trước một giai đoạn sóng gió kéo dài 4 năm giữa những đồng minh hai bên bờ Đại Tây Dương. Tuy nhiên, đó đă là chuyện của 8 năm trước. Thế giới đă đổi thay nhiều, trong lần trở lại Nhà Trắng thứ hai của ḿnh, có thể ông sẽ c̣n “mạnh tay” hơn nữa.
Tháng 9/2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama đă đưa ra yêu cầu tăng chỉ tiêu quốc pḥng các thành viên NATO lên ít nhất 2%. Một cam kết được kư bởi tất cả các thành viên khi đó có thời hạn 10 năm (tức là đến 2024). Tuy nhiên, theo số liệu từ Bộ Quốc pḥng Mỹ, năm 2024 mức đóng góp của 20 /30 quốc gia thành viên NATO vào chi tiêu quốc pḥng mới chỉ đạt khoảng 1,5% - 1,8% GDP, thấp hơn mục tiêu đề ra. Điều này đă làm dấy lên nhiều chỉ trích từ phía chính quyền Mỹ.
Tổng thống Donal Trump đă không dưới một lần đề cập khả năng Mỹ rút khỏi NATO.
Khi nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Trump đă khẳng định quan điểm “Nước Mỹ trên hết”, cho rằng Mỹ không nên gánh vác quá nhiều trách nhiệm trong các liên minh quốc tế. Ông liên tục chỉ trích các đồng minh châu Âu v́ không đóng góp đủ vào ngân sách quốc pḥng và phụ thuộc quá nhiều vào “ánh sáng” của quân đội Mỹ. Ông Trump c̣n thẳng thừng tuyên bố: “Nếu các nước châu Âu không đóng góp nhiều hơn, th́ Mỹ sẽ không tiếp tục bảo vệ các quốc gia đó”. Việc liên tục đặt câu hỏi về “trách nhiệm chung” kèm theo đó là giảm cam kết quân sự là những phản ứng rơ ràng từ phía Mỹ với các đồng minh của ḿnh.
Không chỉ thế, chính quyền Tổng thống Trump c̣n đang thay đổi phương thức tiếp cận đối với các cuộc xung đột mà họ có liên quan. Trong cuộc bỏ phiếu tại Liên hợp Quốc mới đấy, Mỹ đă phản đối việc lên án Nga v́ cuộc xung đột ở Ukraine, một hành động trái ngược hoàn toàn với chính sách của NATO. Trong đối ngoại, chính quyền Trump đang ưu tiên các thỏa thuận ngoại giao song phương thay v́ đa phương. Điều này làm giảm sức mạnh tập thể của NATO trong việc giải quyết các vấn đề an ninh khu vực. Điển h́nh như mối quan hệ “riêng” giữa Mỹ với Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề Syria hay việc Mỹ gạt bỏ hoàn toàn các đồng minh châu Âu ngoài cuộc để đàm phán trực tiếp với Nga mới đây.
“Châu Âu thức tỉnh”
Cụm từ “thức tỉnh” được các chuyên gia và lănh đạo châu Âu nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây, đặc biệt là kể từ khi ông Trump quay lại Nhà Trắng. Thực tế đây là động thái “điều chỉnh” của châu Âu trong bối cảnh chiến lược an ninh thay đổi. Với sự thiếu vắng cam kết vững chắc từ Mỹ, nhiều quốc gia châu Âu, đặc biệt là Pháp đang tích cực đề xuất xây dựng một hệ thống an ninh và pḥng thủ độc lập hơn. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đă nhiều lần nhấn mạnh rằng “châu Âu cần phải tự đứng vững” trong bối cảnh an ninh ngày càng phức tạp.
Những ư tưởng đă từng được bàn thảo cách đây vài năm như quân đội chung hay các dự án nghiên cứu sản xuất vũ khí riêng của châu Âu đang được đưa lại lên bàn đàm phán. Đức đă cam kết tăng ngân sách quốc pḥng lên 2% GDP vào năm 2027, trong khi Pháp cũng đă công bố kế hoạch tăng cường sức mạnh quân sự với mục tiêu hiện đại hóa lực lượng vũ trang.
Trong một diễn biến mới nhất, cuộc họp thượng đỉnh EU được tổ chức tại Budapest hôm 2/3/2025 đă đem đến những tín hiệu mạnh mẽ khi châu Âu hứa sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine bất chấp quyết định của chính quyền Trump và hướng tới mở rộng ngân sách quốc pḥng bằng những cơ chế đặc biệt như phát hành trái phiếu, lập Quỹ pḥng thủ châu Âu hoặc kích hoạt điều khoản đặc biệt để loại trừ chi tiêu quốc pḥng khỏi các giới hạn thâm hụt ngân sách.
Không chỉ về vấn đề tài chính, EU cũng đang thay đổi chiến lược của ḿnh bằng cách tăng cường hợp tác với các đối tác ngoài NATO như Ấn Độ hay chính quyền mới thành lập ở Syria mới đây. Nhiều nhà phân tích cho rằng EU đang dần chuyển hướng từ việc “theo gương” Mỹ sang phát triển chiến lược an ninh độc lập, với tầm nh́n dài hạn hướng đến một “châu Âu tự chủ” về mặt quốc pḥng.
Một khảo sát của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) cho thấy, 68% các chuyên gia an ninh ở châu Âu cho rằng việc tăng cường hợp tác an ninh châu Âu sẽ là giải pháp bền vững hơn trong tương lai, trong khi chỉ 32% ủng hộ duy tŕ phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ.
Những nguyên nhân sâu xa
Việc hai đồng minh truyền thống bỗng nhiên “đường chia đôi ngả” không phải tự nhiên mà đến. Những mâu thuẫn lợi ích giữa Mỹ và EU đă âm ỉ nhiều năm. Về chiến lược an ninh, trong khi Mỹ thường nh́n nhận an ninh theo lăng kính của “quyền lực toàn cầu”, EU lại thiên về cách tiếp cận đa phương và tập trung vào giải pháp ngoại giao. Sự khác biệt này đă tạo ra những mâu thuẫn khi phải đối mặt với các khủng hoảng khu vực như xung đột Nga - Ukraine hay Trung Đông.
Không chỉ về an ninh, mâu thuẫn giữa Mỹ và EU c̣n lan rộng sang lĩnh vực kinh tế khi cả hai đều là những nền kinh tế lớn cạnh tranh trực tiếp với nhau. Dưới thời của cựu Tổng thống Joe Biden có tư tưởng thân EU, mối quan hệ kinh tế giữa hai bên cũng không hoàn toàn tốt đẹp. Theo số liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), thương mại song phương giữa Mỹ và EU đă giảm khoảng 15% trong giai đoạn 2018 - 2023.
Chính quyền Trump mới đây c̣n tăng cường áp đặt các biện pháp bảo hộ thương mại, như mức thuế 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ châu Âu. Động thái này đă khiến các nước EU phải đối mặt với áp lực kinh tế, đồng thời làm gia tăng sự bất đồng về chính sách giữa hai bên. Từ những bất đồng trên, NATO đă trở thành sợi dây ràng buộc vướng víu đối với cả hai.
NATO đă có một lịch sử huy hoàng nhưng dường như nó đang khép lại.
NATO đă đến lúc dừng lại?
Một trong những vấn đề nổi bật của NATO khiến cho chính quyền Trump muốn thay đổi chính là việc các nước thành viên không chia sẻ gánh nặng quốc pḥng một cách đồng đều. Theo ước tính năm 2023, Mỹ chiếm 68% tổng chi tiêu quốc pḥng của NATO. Trong khi đó, các quốc gia thành viên châu Âu đóng góp 28% tổng chi tiêu quốc pḥng của NATO. Các quốc gia có đóng góp nhiều nhất tiếp theo là Anh (5,4%), Pháp (4,7%) và Đức (4,7%) và con số này rơ ràng là chênh lệch quá lớn.
Trong bối cảnh nước Mỹ đang thâm hụt ngân sách, khoản đóng góp này cũng tạo áp lực không nhỏ lên chính quyền của ông Trump với mục tiêu cắt giảm đề ra. Nghiêm trọng hơn, sự chênh lệch này cũng có nghĩa là: nếu Mỹ rút lui, NATO sẽ sụp đổ.
Ngoài vấn đề tiền bạc th́ sự bất đồng trong nội bộ cũng rất lớn. NATO vốn được thành lập trên cơ sở thống nhất quan điểm về an ninh và pḥng thủ, nhưng sự xuất hiện mâu thuẫn lợi ích giữa các thành viên đă làm giảm tính đồng bộ của liên minh. Trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng khu vực và toàn cầu ngày càng phức tạp, sự khác biệt trong chiến lược đối ngoại giữa các quốc gia thành viên, đặc biệt là giữa Mỹ và EU, đă làm suy yếu khả năng đưa ra các quyết định chung hiệu quả.
Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy mức độ tin cậy của công chúng các nước thành viên đối với NATO đang có dấu hiệu sụt giảm. Một nghiên cứu của IISS cho thấy, hơn 60% người dân tại châu Âu cho rằng NATO không c̣n phù hợp với bối cảnh an ninh hiện nay. Nhiều ư kiến cho rằng liên minh cần được cải tổ hoặc thậm chí thay thế bằng một mô h́nh an ninh khu vực mới.
Nh́n vào bối cảnh thế giới hiện tại, các mối đe dọa phi truyền thống như khủng bố, tấn công mạng và biến đổi khí hậu đă trở nên nghiêm trọng hơn. NATO vốn được xây dựng với mục tiêu đối phó với các mối đe dọa từ các cường quốc truyền thống. Việc không thích ứng kịp với những thách thức mới đă khiến NATO trở nên lỗi thời và khó có thể bảo đảm an ninh hiệu quả trong thời đại mới.
Trong những năm qua, nhiều lănh đạo Mỹ và EU cũng đă cố gắng cải tổ cơ chế hoạt động của NATO nhưng không đem đến kết quả cụ thể nào. Sự “đồng thuận” từng là sức mạnh của NATO th́ nay lại ngăn cản chính tổ chức này thay đổi. Khi một cơ chế hoạt động không hiệu quả, lại phụ thuộc vào quyết định của một nhà lănh đạo “thực dụng” như Tổng thống Trump, nó hoàn toàn có thể bị loại bỏ.
Tuy chưa thể khẳng định NATO sẽ sụp đổ bởi quyết định của bất cứ nhà lănh đạo nào nhưng câu hỏi về sự tồn tại của liên minh quân sự này không chỉ là vấn đề của hiện tại mà c̣n là lời cảnh tỉnh cho tương lai của an ninh khu vực và toàn cầu. Những thay đổi trong chính sách, sự trỗi dậy của các cường quốc mới và việc các quốc gia thành viên phải đối mặt với những mâu thuẫn lợi ích riêng đ̣i hỏi một sự đổi mới toàn diện trong phương thức hợp tác quốc pḥng. Và có thể khẳng định, trong thế giới không ngừng biến động, việc duy tŕ an ninh chắc chắn không chỉ dựa trên sức mạnh quân sự của một quốc gia mà c̣n phụ thuộc vào tinh thần đoàn kết và sự chia sẻ trách nhiệm giữa các quốc gia.