Vào đầu những năm 1970, Michael Pachovas và vài người bạn đã thiết kế ra đoạn đường dốc lên vỉa hè cho người bị khuyết tật. Điều này đã mở ra một cái nhìn mới về thiết kế trong ngành giao thông một cách toàn diện.
Đoạn đường dốc xuyên lên vỉa hè cho người bị khuyết tật tại Mỹ. (Ảnh: Rollingthroughlife)
Vào đầu những năm 1970, Michael Pachovas và vài người bạn của ông đã có một hành động thách thức đầy ngẫu hứng, vì họ đã tự thiết kế ra những đoạn dốc nhỏ trên lề đường tại khu phố họ đang sinh sống ở Berkeley, California, để cho xe lăn có thể dễ dàng đi lên vỉa hè. Hành động tưởng chừng như đơn giản này đã có tác động lớn, lan rộng đến hàng ngàn thành phố khác trên nước Mỹ. Vào năm 1990, Tổng thống George H. W. Bush đã ký ban hành
Đạo luật Người khuyết tật (ADA), trong đó cấm bất cứ yếu tố nào trong các cơ sở hạ tầng có hành vi phân biệt đối xử với người bị khuyết tật.
Khi những đoạn dốc trên lề đường trở thành tiêu chuẩn mẩu mực mới trên các con phố, Andrea Glover Blackwell, người sáng lập
PolicyLink, đã giải thích rằng,
"Một điều kỳ diệu và bất ngờ đã xảy ra. Khi bức tường của sự phân biệt bị sụp đổ, mọi người đều được hưởng lợi. Không chỉ riêng người ngồi xe lăn, các bậc cha mẹ đẩy xe nôi cũng ngay lập tức được hưởng lợi từ những con dốc nhỏ này. Những công nhân đẩy xe chở hàng nặng, những người kinh doanh kéo theo hành lý, thậm chí cả những vận động viên chạy bộ và trượt ván cũng vậy".
Đây là nền tảng của khái niệm thiết kế toàn diện, một cách tiếp cận bao trùm nhằm mang lại lợi ích cho mọi thành viên trong cộng đồng thông qua việc thúc đẩy các thiết kế dễ tiếp cận và sử dụng.
"Khi cho cắt vào lề đường", Blackwell viết,
"Chúng ta đã tạo ra một con đường tiến lên cho mọi người".
Dựa trên tinh thần này, chúng ta cần tập trung vào các rào cản trong hệ thống mà hơn 41 triệu người Mỹ đang gặp phải. Cách tiếp cận này giúp chúng ta tập trung và tăng cường hỗ trợ cho những người đang đối diện với nhiều thách thức nhất.
"Khi chúng ta tạo ra điều kiện cho phép những người bị bỏ lại phía sau được tham gia và đóng góp đầy đủ, mọi người đều chiến thắng", Blackwell cho biết.
Bằng cách
"đi xuyên lên lề đường" và tập trung vào những người đang gặp khó khăn tron lúc di chuyển, chúng ta có thể bắt đầu xây dựng những con đường dễ đi hơn dẫn đến sự nghiệp và cuộc sống có ý nghĩa hơn, cho thật nhiều người hơn. Cuối cùng, điều này không chỉ cho một lần chuyển tiếp duy nhất từ học sang làm mà cho cả một chuỗi chuyển đổi trong suốt cuộc đời.
Dù hôm nay chúng ta là ai, có hay chưa có bằng cấp hay một công việc tốt, chúng ta vẫn sẽ cần học thêm trong suốt quá trình làm việc của mình để bổ sung các kỹ năng mới và thực hiện chuyển đổi trong công việc. Khi làm vậy, chúng ta giống như hàng triệu người Mỹ đang bị bỏ lại phía sau, sẽ phải đối mặt với cùng những ràng buộc về thời gian, tài nguyên trong khi bị hạn chế lựa chọn.
Như Martin Luther King Jr. đã nói một cách đầy xúc động,
"Chúng ta bị ràng buộc trong một mạng lưới hỗ tương không có lối thoát, gắn kết trong cùng một tấm áo số phận. Điều gì đang ảnh hưởng trực tiếp đến một người cũng sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến tất cả".
Giải quyết điểm đau của những người đang gặp khó khăn lớn nhất, rồi đây tất cả chúng ta đều được hưởng lợi ích to lớn.