USA Spiegel: Liệu Trump có đang phá hủy nền kinh tế Mỹ? -Spiegel: Is Trump destroying the US economy? - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Breaking News | Tin Nóng > Breaking News | Tin Sốt


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Wink Spiegel: Liệu Trump có đang phá hủy nền kinh tế Mỹ? -Spiegel: Is Trump destroying the US economy?


Spiegel: Liệu Trump có đang phá hủy nền kinh tế Mỹ?
Tác giả: Simon Book, Tim Bartz, Claus Hecking và Michael Brächer/ Nguyễn Văn Vui chuyển ngữ
Chứng khoán lao dốc, nền kinh tế đ́nh trệ: Donald Trump và Elon Musk đang phá hủy rất nhanh nền kinh tế thành công nhất thế giới.
Dự án lớn gần đây nhất của Markus Krebber, Giám đốc điều hành RWE, đă bị dừng lại. Tập đoàn năng lượng ở Essen của Đức đă lên kế hoạch xây dựng công viên điện gió ngoài khơi lớn nhất ở Mỹ trong vịnh New York. Vị trí này rất lư tưởng: Nước nông, gió mạnh và rất nhiều khách hàng tiềm năng cho điện. RWE định đầu tư hơn một tỷ Mỹ kim để xây dựng khoảng 200 tuốc bin gió khổng lồ, cung cấp điện xanh cho 1,1 triệu hộ gia đ́nh từ Brooklyn đến Long Island.
Khi dự án gần hoàn thành, chỉ thiếu vài tờ giấy phép, th́ Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ. Một tuần sau khi ông ta nhậm chức vào ngày 20 tháng 1, Krebber quyết định đóng băng dự án này.
Sven Utermöhlen, Giám đốc Offshore của RWE, giải thích quyết định này, cho rằng những phát biểu rất “tiêu cực” của Trump về năng lượng tái tạo. Tất cả các khoản đầu tư vào năng lượng xanh hiện bị hoăn lại. Ngay khi Trump lên nắm quyền, ông đă ban hành một sắc lệnh cấm xây dựng các công viên điện gió mới ở ngoài khơi. RWE chỉ là một trong nhiều công ty hoăn các khoản đầu tư lớn vào Mỹ, bỏ cơ hội tạo công ăn việc làm và đóng thuế cho Mỹ.



T́nh h́nh kinh tế ở Mỹ đang trở nên xấu đi. Các công ty khổng lồ buôn bán lẻ như Walmart và Target than phiền v́ chi phí mua sắm tăng trong khi nhu cầu khách hàng lại đang giảm. Các trang trại đang lo v́ công nhân nhập cư của họ không c̣n đến làm việc do sợ bị trục xuất. Ngành xây dựng cũng quan ngại về việc áp thuế cao đối với vật liệu từ Trung Quốc, trong khi các nhà sản xuất xe hơi đối mặt với giá thép tăng đột ngột. Thậm chí, ngành dầu khí và khí đốt, vốn được Trump ủng hộ, cũng không hài ḷng.
Trớ trêu thay, ngay cả Tesla, nhà sản xuất ô tô của Elon Musk, người bạn thân thiết của Trump, cũng cảnh báo về những tác động tiêu cực do các mức thuế có thể áp đặt đối với công ty này trong một bức thư không có chữ kư.
Trên các sàn chứng khoán, giới đầu tư phản đối chính sách thuế quan hỗn loạn của Trump, bán tháo cổ phiếu v́ lo ngại về khủng hoảng. Chỉ số S&P 500, đại diện cho 500 công ty lớn nhất của Mỹ, đă mất đi tất cả giá trị mà các nhà đầu tư kiếm được kể từ khi Trump đắc cử vào ngày 5 tháng 11. Chỉ trong vài ngày, chỉ số này đă giảm hơn 10% so với mức cao nhất của nó.
Chỉ số Nasdaq Composite của các công ty công nghệ mất 13% giá trị kể từ giữa tháng 2. Các công ty công nghệ cũng như các nhà sản xuất xe hơi đang đối mặt với một cuộc bán tháo. Tài sản của Elon Musk, người giàu nhất thế giới và là đồng minh thân cận của Trump, đă giảm gần 150 tỷ USD kể từ khi Trump đắc cử. CEO của Amazon, Jeff Bezos, mất gần 30 tỷ USD, trong khi người sáng lập Google, Sergej Brin, cũng mất khoảng 22 tỷ USD. Những nhà tài phiệt này từng trung thành với Trump trong thời tranh cử, giờ phải trả giá đắt.
Nơi mà lư trí từng thống trị, giờ đây là ư thức hệ. Nơi mà sự tin cậy từng có mặt, giờ đây là hỗn loạn



Các nhà lănh đạo kinh tế và giới đầu tư phố Wall đă đặt nhiều kỳ vọng vào một Tổng thống dám chặt bỏ thủ tục hành chính, cắt giảm thuế má và tạo ra một làn sóng đầu tư mới. Tuy nhiên, họ không ngờ rằng người lănh đạo hiện tại lại có thể áp đặt thuế quan khắc nghiệt lên các nước đồng minh như Canada và Mexico, cắt đứt các ḍng thương mại và làm gián đoạn hoạt động sản xuất trong nước.
Hành động cứng rắn trong việc trục xuất hàng triệu người nhập cư, những người đang làm việc trong các ngành ẩm thực, khách sạn và trang trại của Mỹ, đă gây ra sự đ́nh trệ trong nhiều lĩnh vực. Musk, bạn thân của Trump, cũng đang cắt giảm ngân sách công, sa thải hàng ngàn nhân viên chính phủ và đóng băng hàng tỷ đô la ngân sách, các công ty Mỹ chịu thiệt hại v́ các đơn từ và hóa đơn không được xử lư, không được chính phủ liên bang thanh toán.
Nơi mà nền kinh tế mới đây c̣n đang phát triển mạnh mẽ, giờ đây có dự báo sẽ giảm 2,4% trong quư đầu tiên của năm 2025, theo dự báo của Ngân hàng Dự trữ khu vực Atlanta. Giờ đây, chính tổng thống cũng không loại trừ khả năng đất nước sẽ rơi vào một cuộc suy thoái, một thời kỳ giảm sút kinh tế kéo dài. "Trumpcession" thay v́ "Trumponomics".
Dưới thời người tiền nhiệm Joe Biden, chính phủ chi hàng tỷ Mỹ kim cho các dự án xanh, cấp phép xây dựng và hợp đồng công. Tỷ lệ thất nghiệp đă giảm xuống 3,4% vào tháng 2 năm 2023, mức thấp nhất trong 54 năm, và mức chi tiêu của người dân gần như không có giới hạn. Các công ty quốc tế đă chuyển các khoản đầu tư và nhà máy sản xuất vào Mỹ, khiến các nhà phát triển kinh tế châu Âu phải ghen tị. Nhờ các chương tŕnh đầu tư trị giá hàng ngh́n tỷ của Biden, Mỹ đă phục hồi nhanh chóng hơn so với các quốc gia khác sau đại dịch Covid-19, và các tập đoàn quốc tế coi đây là miền đất hứa. Tuy nhiên dưới thời Trump, nền kinh tế Mỹ đang rơi vào chốn tiền môn của địa ngục kinh tế.
Điều này hiện cũng đă được phần lớn người dân Mỹ nhận ra. Một khảo sát của CNN cho thấy, 56% người được hỏi, không đồng t́nh với chính sách kinh tế của Trump. Mức độ hoài nghi này chưa bao giờ lớn đến vậy trong nhiệm kỳ đầu của ông. Đồng thời, sự hài ḷng kinh tế của người dân giảm sút – và đó là lư do khiến họ giảm chi tiêu. Lăi suất cho vay mua nhà, trả góp mua xe mới, hay thẻ tín dụng, tăng cao đến mức một số ngành đang phải đối mặt với t́nh trạng khách hàng không c̣n khả năng hoặc không muốn thanh toán. Số lượng giấy phép xây dựng và đơn đặt hàng công nghiệp giảm mạnh. Duy chỉ có một chỉ số tăng vọt, đó là kỳ vọng lạm phát.



Người dân Mỹ b́nh thường, mà người Mỹ gọi là "Average Joe and Jane", bắt đầu cảm nhận rằng họ sẽ phải trả giá cho tất cả những điều này – qua sự gia tăng giá cả, tức là lạm phát. Các nghiên cứu cho thấy, một hộ gia đ́nh trung b́nh ở Mỹ có thể sẽ phải chi thêm tới 2000 USD mỗi năm, duy nhất chỉ do các khoản thuế quan của Trump. Điều này sẽ làm giảm khả năng chi tiêu của người dân, khiến họ ngừng đi du lịch, đi chơi Disneyland, mua xe trả góp hay mua nhà. Và chính các chi tiêu này trước đây đă thúc đẩy nền kinh tế Mỹ. Gần 70% GDP của nước này phụ thuộc vào tiêu dùng, một tỷ lệ cao nhất trong các nền kinh tế phát triển.
Qua những con số này, có thể hiểu động lực của nước Mỹ chính là niềm hy vọng vào tương lai và sự lạc quan vô hạn của người dân cũng như các doanh nhân – đó là giấc mơ Mỹ. Nhưng có vẻ như giấc mơ đó dường như đang tan vỡ.
"Rất có thể, và hiện tại thậm chí có khả năng cao, rằng tất cả những điều này không những chỉ dẫn đến một cuộc suy thoái kinh tế ở Mỹ, mà c̣n kéo theo một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu", Desmond Lachman – nhà kinh tế học thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ (American Enterprise Institute) nhận định, [American Enterprise Institute] là một tổ chức bảo thủ, từng rất ủng hộ Trump trước đây. Lư do là v́ doanh thu của 500 tập đoàn lớn nhất nước Mỹ phụ thuộc tới 40% vào nhu cầu từ nước ngoài. V́ các mức thuế quan mà Trump áp đặt đang bị đáp trả, dẫn đến một cuộc chiến thương mại. V́ sự phân công lao động trên phạm vi toàn cầu – c̣n gọi là toàn cầu hóa – dù có nhiều tranh căi nhưng vẫn là một hệ thống rất hiệu quả. Và Trump dường như muốn phá hủy nó, Lachman cho biết. "Mọi dấu hiệu đều cho thấy chuyện này sẽ kết thúc trong nước mắt”.
Liệu nền kinh tế lớn nhất thế giới có đang tự sát về mặt kinh tế và kéo theo nửa địa cầu?
Chính sách thương mại hỗn loạn của Trump đă gây tác hại nghiêm trọng. Mới thứ Hai tuần trước, tổng thống c̣n tuyên bố rằng mức thuế mới 25% đối với tất cả hàng hóa từ Canada và Mexico sẽ có hiệu lực "không thể tránh khỏi" vào lúc nửa đêm. Ông ta khẳng định "sẽ không có chỗ cho đàm phán", v́ cả hai nước này đă làm quá ít trong cuộc chiến chống nhập cư trái phép và buôn lậu ma túy. Trump c̣n tuyên bố trước Quốc hội rằng, thế giới đă "ăn chơi quá lâu trên lưng nước Mỹ", "bóc lột" Mỹ.



Nhưng ngay sau đó, khi ông ta và Bộ trưởng Thương mại của ḿnh nhận được các cú điện thoại giận dữ từ lănh đạo ba tập đoàn xe hơi lớn của Mỹ, khi thị trường chứng khoán lao dốc, và khi ngay cả các thượng nghị sĩ bảo thủ cũng lên tiếng chỉ trích, th́ chính quyền Mỹ bắt đầu nói đến khả năng miễn trừ cho một số trường hợp. Điều này không ngăn được Trump to tiếng tiếp tục, áp thuế mới đối với thép và nhôm – điều mà EU lập tức đáp trả bằng thuế quan đối kháng. Vào ngày 13-3, Trump đe dọa tăng thuế nhập khẩu rượu vang châu Âu lên 200%.
Một cuộc điện đàm với Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum đă giúp nước này tạm hoăn thuế thêm một tháng. Ngay sau đó, Trump cũng thông báo Canada sẽ được hoăn thuế – với điều kiện hàng hóa giao dịch thuộc Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Tuy nhiên, khi tỉnh Ontario của Canada phản ứng gay gắt, thậm chí đe dọa tăng giá điện xuất khẩu sang ba tiểu bang của Mỹ thêm 25%, Trump lập tức tăng gấp đôi thuế suất đối với thép và nhôm từ Canada. Chỉ vài giờ sau đó, ông ta rút lại quyết định này – khiến giới đầu tư và khách hàng không biết đâu mà lần.
Kết quả là, chỉ trong ṿng 10 ngày sau khi Trump tuyên bố các chính sách thuế quan, giá trị thị trường của các doanh nghiệp đă bốc hơi 4 ngàn tỷ Mỹ kim, ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản tiết kiệm hưu trí của hàng triệu người dân Mỹ.
Trump cần gấp một cú quay đầu 180° về kinh tế – nhưng chuyện này có khả thi không?
Theo nhà kinh tế Lachman, Trump cần một "cú quay đầu 180 độ" trong chính sách kinh tế để không làm mất hoàn toàn niềm tin của thị trường. Hệ quả dài hạn của chính sách hiện tại đang ngày càng ngoài tầm kiểm soát. Tuy nhiên, khả năng điều này xảy ra là rất thấp. Dường như Trump đang mắc kẹt với những lời hứa trong chiến dịch tranh cử của ḿnh. Ông ta cần nguồn thu từ thuế quan khổng lồ này để thực hiện các cuộc cải cách thuế mà ông từng cam kết. Trump muốn giảm thuế cho người dân Mỹ lên đến 11 ngàn tỷ Mỹ kim trong những năm tới, chủ yếu dành cho các tập đoàn và những người có thu nhập cao, với hy vọng sẽ giúp các doanh nghiệp và người lao động hưởng lợi, từ đó thúc đẩy nền kinh tế.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nghi ngờ tính khả thi của kế hoạch này, đặc biệt khi nó sẽ khiến mức nợ công của Mỹ, vốn đă khổng lồ, c̣n ph́nh to hơn nữa. Hiện tại, nợ công của Mỹ đă vượt 36 ngàn tỷ Mỹ kim, tương đương gần 125% GDP, trong khi con số này ở Đức chỉ khoảng 63% GDP.

Trump có một quan điểm cứng nhắc rằng, các đối tác thương mại lớn của Mỹ – Trung Quốc, châu Âu, Canada, Mexico – phải bù đắp các khoản thâm hụt ngân sách của Mỹ thông qua thuế quan. Ông đă áp đặt nhiều loại thuế quan hơn và cao hơn so với toàn bộ nhiệm kỳ đầu tiên của ḿnh. Với Trump, thuế quan giống như "vé vào cửa" cho bữa tiệc kinh tế của ông – dĩ nhiên, bữa tiệc "vĩ đại nhất và hoành tráng nhất từng có trên thế giới", như ông ta tuyên bố. Trump cho rằng, nếu các nước không muốn trả thuế, họ có thể chuyển nhà máy sang Mỹ.
Tuy nhiên, Trump dường như không nhận ra rằng chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay phức tạp hơn rất nhiều so với tầm nh́n kinh tế hạn hẹp của ông. Để sản xuất một chiếc Chevrolet hay một chiếc iPhone, cần đến linh kiện, nguyên liệu thô và công nghệ mà đôi khi không có sẵn tại Mỹ. Trump bỏ ngoài tai những điều này. Ông cho rằng, chỉ có một giai đoạn "điều chỉnh" ngắn, sau đó mọi thứ sẽ tốt đẹp, và nước Mỹ sẽ "vĩ đại trở lại".
Thậm chí, đến ngành tiền điện tử – từng rất kỳ vọng vào Trump – cũng bắt đầu mất niềm tin. Các nhà đầu tư như tỷ phú Mỹ Marc Andreessen từng tài trợ hàng triệu Mỹ kim cho chiến dịch tranh cử của Trump với hy vọng ông sẽ biến Mỹ thành "thủ đô tiền mă hóa" của thế giới. Sau khi Trump đắc cử, giá Bitcoin lần đầu tiên vượt mốc 100.000 USD. Nhưng từ đầu năm đến nay, giá Bitcoin đă giảm khoảng 13%, gần đây xuống mức 80.000 USD.


Mặc dù Trump đă nới lỏng các quy định cho ngành tiền điện tử bằng sắc lệnh và tuyên bố thành lập một "quỹ dự trữ tiền điện tử quốc gia", nhưng các chuyên gia lại đánh giá thấp chính sách của ông. “Chính sách tiền điện tử của Trump được xây dựng trên nền cát lún”, Pierre Georg, đồng giám đốc Trung tâm Blockchain của Frankfurt School, nhận xét. Ông cho rằng, các tuyên bố của Trump rất phản logic – và hơn nữa, c̣n phản tác dụng. Georg nói: “Việc Trump nới lỏng quy định đối với tài sản tiền điện tử có thể dẫn đến biến động giá c̣n mạnh hơn. Điều đó sẽ khiến các nhà đầu tư chuyên nghiệp lo ngại”. Ngành tiền điện tử này vốn đă liên tục xuất hiện trong các vụ bê bối tiêu cực.
Adam Posen, giám đốc viện Peterson về Kinh tế Quốc tế ở Washington, chỉ trích chính quyền Trump đă xem nhẹ hậu quả dài hạn của các chính sách cực đoan của ḿnh. Ông chưa muốn gọi đây là một “cuộc khủng hoảng”, v́ nền kinh tế Mỹ vẫn c̣n mạnh. Nhưng ngay cả khi bỏ qua chính sách thuế quan hỗn loạn hiện nay, Posen vẫn cảnh báo rằng “chúng ta có lư do để hết sức lo lắng cho nền kinh tế Mỹ”. Nguyên nhân là chính sách nhập cư cứng rắn của Trump, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường lao động v́ một số ngành nghề không thể tồn tại nếu thiếu lao động giá rẻ.
Và sau đó là Elon Musk, là người nắm Bộ Hiệu quả Chính phủ (Department of Government Efficiency - DOGE) đang “phá hủy cả những phần quan trọng và hiệu quả của bộ máy chính quyền”, theo lời Posen. DOGE đang can thiệp vào mạng lưới năng lượng, cơ quan giám sát hạt nhân, cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) và Bộ Cựu chiến binh. “Tất cả những cơ quan này đều đóng góp trực tiếp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ. Nếu chúng bị thu hẹp hoặc bị loại bỏ, hậu quả sẽ lớn vô cùng”.
Tuy nhiên, những người trong ṭa Bạch Ốc dường như không ư thức điều này. Chính quyền Trump quá tin tưởng vào việc Cục Dự trữ Liên bang (FED) sẽ sớm can thiệp, cắt giảm lăi suất, thúc đẩy tín dụng và một cuộc cải cách thuế quy mô lớn sẽ trấn an thị trường – rồi sau đó, nền kinh tế Mỹ sẽ bùng phát, lớn mạnh và lợi nhuận hơn bao giờ hết.
Posen cảnh báo về rủi ro của canh bạc này. Đặc biệt là v́, sớm muộn ǵ Trump cũng sẽ phải cắt giảm mạnh chi tiêu cho an sinh xă hội, cũng như các chương tŕnh bảo hiểm y tế Medicare và Medicaid để bù đắp khoản thâm hụt thuế khổng lồ. Điều đó sẽ làm gia tăng t́nh trạng bất b́nh đẳng, giảm cơ hội thăng tiến xă hội. Kết quả là ,Mỹ sẽ trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư trong nhiều thập niên tới. “Thật là điên rồ. Hoàn toàn điên rồ”.
Một h́nh thức “tống tiền kiểu mafia”
Trump có thể đang chuẩn bị thực hiện một canh bạc thậm chí c̣n táo bạo hơn nữa. Tại pḥng Bầu Dục, một ư tưởng đang được thảo luận – một ư tưởng hết sức cực đoan, có thể gây hỗn loạn trong giới tài chính: "Hiệp định Mar-a-Lago".
Thông thường một quốc gia vay tiền bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ và hứa hẹn sẽ hoàn trả sau một thời gian nhất định cùng với lăi suất. Tuy nhiên "Hiệp định Mar-a-Lago", được đặt theo tên khu nghỉ dưỡng của Trump ở Florida, lại tuân theo nguyên tắc "Nước Mỹ trên hết". Theo đó, Mỹ sẽ yêu cầu các chính phủ và ngân hàng trung ương nước ngoài – những nước đang nắm giữ trái phiếu Mỹ – chuyển đổi các trái phiếu đó thành trái phiếu không lăi suất với thời hạn 100 năm. Đổi lại, họ sẽ được đặt dưới "chiếc ô hạt nhân" của Mỹ. Nếu từ chối, họ sẽ mất sự bảo vệ này.
Với một nước Mỹ đang ch́m trong nợ nần, thỏa thuận này sẽ mang lại lợi ích lớn. Trump có thể giảm gánh nặng lăi suất, dễ dàng thực hiện các đợt cắt giảm thuế. FED sẽ có không gian để giảm lăi suất, khiến đồng USD mất giá so với đồng Euro, làm cho hàng hóa Mỹ rẻ hơn và hấp dẫn hơn trên thị trường toàn cầu. Trong viễn cảnh lư tưởng của Trump, các đồng minh của Mỹ sẽ phải trả tiền cho sự phục hồi của nước này.
Tuy nhiên, đối với các chủ nợ nước ngoài, thỏa thuận này chẳng khác ǵ một “vụ trưng thu tài sản,” theo Edgar Walk, nhà kinh tế trưởng tại Metzler Asset Management. Một h́nh thức “tống tiền kiểu mafia” – bởi v́ nhiều chính phủ nước ngoài đă hào phóng cho Washington vay tiền lại phụ thuộc vào Mỹ về mặt quân sự, đặc biệt là châu Âu.
Trật tự tài chính toàn cầu vốn đă tồn tại hàng chục năm, trong đó trái phiếu chính phủ Mỹ được xem là tài sản an toàn nhất, sẽ bị đặt vào t́nh thế nguy hiểm. Ai c̣n muốn mua trái phiếu Mỹ nếu phải từ bỏ lăi suất và đối mặt với nguy cơ bị chính trị ép buộc? Chính phủ các nước sẽ khó giải thích điều đó với người nộp thuế của họ. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể sẽ chuyển tiền của họ sang vàng hoặc trái phiếu châu Âu.
Hiện tại, các quỹ đầu tư, quỹ lương hưu, chính phủ và nhà đầu tư cá nhân đang nắm giữ hàng ngàn tỷ Mỹ kim trong trái phiếu chính phủ Mỹ (Treasuries) v́ họ tin rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ luôn thanh toán đúng hạn và tôn trọng luật lệ. Sự tin tưởng này đă giúp Mỹ vươn lên thành siêu cường số một sau Thế chiến II. Nhưng theo Mark Sobel từ tổ chức nghiên cứu Omfif của Anh, nếu "Hiệp định Mar-a-Lago" được thực hiện th́ “thế giới sẽ mất niềm tin vào Mỹ với tư cách một đối tác đáng tin cậy”.
Không thể loại trừ khả năng điều này sẽ xảy ra. Ư tưởng này được công bố hồi tháng 6 năm ngoái bởi nhà kinh tế người Mỹ gốc Hungary, Zoltan Pozsar. Đến tháng 11, nhà quản lư tài chính Stephen Miran đă khai triển thêm khái niệm này trong một bài luận về "Tái cấu trúc hệ thống thương mại toàn cầu". Miran có mối quan hệ thân thiết với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent và cũng là ứng viên yêu thích của Trump cho vị trí Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế (Council of Economic Advisers), cơ quan tham mưu chính sách kinh tế cho Tổng thống.
Nhà kinh tế bảo thủ Desmond Lachman cho rằng, chúng ta nên đề pḥng mọi thứ ở Trump. Ông cảnh báo rằng, với Trump 2.0, không c̣n ai trong nội các có thể lên tiếng ngăn cản ông ta được. Lần này Trump chỉ bao quanh ḿnh với những người luôn gật đầu đồng ư. “Không có người trưởng thành trong pḥng họp” – không có người suy nghĩ logic và chính chắn, mà toàn là những kẻ suy nghĩ theo ư thức hệ, cắm đầu cắm cổ theo đuổi mục tiêu của họ bằng mọi giá.
Điều này không chỉ khiến Trump trở thành một ẩn số về mặt kinh tế – mà quan trọng hơn, nó biến Trump thành một mối nguy hiểm.


Spiegel: Is Trump Destroying the US Economy?
Authors: Simon Book, Tim Bartz, Claus Hecking and Michael Brächer/ Translated by Nguyen Van Vui
Stocks Plunge, Economy Stalls: Donald Trump and Elon Musk Are Quickly Destroying the World's Most Successful Economy.
The latest big project by Markus Krebber, CEO of RWE, has been stalled. The German energy group Essen had planned to build the largest offshore wind farm in the US in New York Bay. The location was ideal: shallow water, strong winds and plenty of potential customers for electricity. RWE planned to invest more than a billion dollars to build some 200 giant wind turbines, providing green electricity to 1.1 million households from Brooklyn to Long Island.
As the project neared completion, just short of a few permits, Donald Trump took office as US President. A week after he took office on January 20, Krebber decided to freeze the project.
Sven Utermöhlen, RWE’s Offshore Director, explained the decision, citing Trump’s “very negative” statements about renewable energy. All investments in green energy are currently on hold. As soon as Trump took office, he issued an executive order banning the construction of new offshore wind farms. RWE is just one of many companies that have postponed major investments in the US, missing out on the opportunity to create jobs and pay US taxes.
The economic situation in the US is getting worse. Retail giants such as Walmart and Target are complaining about rising costs while customer demand is falling. Farms are worried because their migrant workers are not coming to work for fear of being deported. The construction industry is also concerned about high tariffs on materials from China, while automakers are facing a sharp increase in steel prices. Even the oil and gas industry, which Trump has supported, is not happy.

Ironically, even Tesla, the carmaker of Trump's close friend Elon Musk, warned of negative impacts from possible tariffs on the company in an unsigned letter.

On the stock market, investors have protested Trump's chaotic tariff policy, selling stocks on fears of a crisis. The S&P 500 index, which represents the 500 largest US companies, has lost all the value that investors have gained since Trump was elected on November 5. In just a few days, the index has fallen more than 10% from its high.

The Nasdaq Composite Index of tech companies has lost 13% of its value since mid-February. Tech companies and automakers are facing a sell-off. Elon Musk, the world’s richest man and a close Trump ally, has lost nearly $150 billion since Trump was elected. Amazon CEO Jeff Bezos has lost nearly $30 billion, while Google founder Sergej Brin has lost about $22 billion. These tycoons, who were loyal to Trump during the campaign, are now paying a heavy price. Where reason once ruled, ideology now reigns. Where trust once reigned, chaos now reigns.

Business leaders and Wall Street investors had high hopes for a president who would slash red tape, cut taxes and unleash a wave of new investment. But they did not expect the current leader to impose harsh tariffs on allies like Canada and Mexico, cutting off trade flows and disrupting domestic manufacturing.

His tough stance on deporting millions of immigrants who work in America's food, hospitality and farming industries has caused stagnation in many sectors. Trump's close friend Musk is also slashing public spending, laying off thousands of government workers and freezing billions of dollars in funding, while American companies suffer as applications and invoices go unprocessed and the federal government goes unpaid.

Where the economy was recently booming, it is now expected to shrink 2.4% in the first quarter of 2025, according to the Federal Reserve Bank of Atlanta. Now the president himself is not ruling out a recession, a prolonged period of economic decline. “Trumpcession” instead of “Trumponomics.” Under his predecessor Joe Biden, the government spent billions on green projects, building permits and public contracts. Unemployment fell to 3.4% in February 2023, a 54-year low, and consumer spending was virtually unlimited. International companies moved investments and manufacturing plants to the United States, making European economic developers jealous. Thanks to Biden's trillion-dollar investment programs, the US has recovered faster than other countries from the Covid-19 pandemic, and international corporations see it as a promised land. However, under Trump, the US economy is falling into the gates of economic hell.

This has also been recognized by most Americans. A CNN survey shows that 56% of respondents disapprove of Trump's economic policies. This level of skepticism has never been higher than in his first term. At the same time, people's economic satisfaction has decreased - and that is the reason why they reduce spending. Interest rates on mortgages, new car loans, and credit cards have increased so much that some industries are facing customers who are unable or unwilling to pay. The number of building permits and industrial orders has dropped sharply. Only one indicator has increased sharply: inflation expectations.

Ordinary Americans, what Americans call “Average Joe and Jane,” are starting to feel the cost of all this—in the form of rising prices, or inflation. Studies show that the average American household could end up spending as much as $2,000 more a year just because of Trump’s tariffs. This will reduce people’s spending power, making them less likely to take vacations, go to Disneyland, buy cars, or buy homes. And it’s this spending that has historically fueled the U.S. economy. Nearly 70 percent of the country’s GDP is driven by consumer spending, the highest share of any developed economy.

These numbers suggest that America’s driving force is the hope for the future and the boundless optimism of its people and entrepreneurs – the American dream. But it seems that dream is falling apart. “It’s very possible, and now even highly likely, that all of this will not only lead to a recession in the United States, but also to a global economic crisis,” said Desmond Lachman, an economist at the American Enterprise Institute, a conservative organization that was once a strong supporter of Trump. That’s because the revenue of the 500 largest corporations in the United States depends on foreign demand for up to 40 percent. That’s because the tariffs Trump has imposed are being retaliated against, leading to a trade war. That’s because the global division of labor – also known as globalization – is a controversial but still very effective system. And Trump seems intent on destroying it, Lachman said. “All signs point to this ending in tears.”
Is the world’s largest economy committing economic suicide and taking half the globe with it?
Trump’s chaotic trade policies have taken a serious toll. Just last Monday, the president announced that new 25% tariffs on all goods from Canada and Mexico would “inevitably” take effect at midnight. He asserted that “there will be no room for negotiation,” because both countries have done too little to combat illegal immigration and drug trafficking. Trump also told Congress that the world has “ripped off America for too long,” “ripping off” the United States.
But soon after, as he and his Commerce Secretary received angry phone calls from the heads of the three major US auto companies, as the stock market tanked, and as even conservative senators voiced their criticism, the administration began to talk about possible exemptions in some cases. That didn’t stop Trump from continuing his rhetoric, imposing new tariffs on steel and aluminum—to which the EU immediately responded with counter-tariffs. On March 13, Trump threatened to raise tariffs on European wine imports to 200%. A phone call with Mexican President Claudia Sheinbaum helped the country postpone the tariffs for another month. Soon after, Trump also announced that Canada would be exempt—as long as the goods were covered by the North American Free Trade Agreement (NAFTA). However, when the Canadian province of Ontario reacted angrily, even threatening to raise the price of electricity exported to three US states by 25%, Trump immediately doubled the tariffs on steel and aluminum from Canada. Just hours later, he backed off – leaving investors and consumers in a quandary.

As a result, within 10 days of Trump announcing his tariffs, $4 trillion in corporate market value had evaporated, directly impacting the retirement savings of millions of Americans.

Trump urgently needs an economic U-turn – but is it possible?
According to economist Lachman, Trump needs a “180-degree U-turn” in economic policy to avoid completely losing market confidence. The long-term consequences of his current policies are increasingly out of control. However, the likelihood of this happening is very low. It seems that Trump is sticking to his campaign promises. He needs the huge tariff revenue to implement the tax reforms he promised. Trump wants to cut taxes for Americans by up to $11 trillion over the coming years, mostly for corporations and high-income earners, in the hope that it will benefit businesses and workers, thereby boosting the economy. However, many experts are skeptical about the feasibility of this plan, especially since it would further inflate the already huge US public debt. Currently, the US public debt has exceeded $36 trillion, equivalent to nearly 125% of GDP, while the figure in Germany is only about 63% of GDP.

Trump has a rigid view that America’s major trading partners – China, Europe, Canada, Mexico – must make up for America’s budget deficits through tariffs. He has imposed more and higher tariffs than he did during his entire first term. For Trump, tariffs are like an “entry ticket” to his economic party – which is, of course, “the greatest and most epic party the world has ever seen,” as he claims. If countries don’t want to pay tariffs, Trump says, they can move their factories to the United States. But Trump seems oblivious to the fact that today’s global supply chains are far more complex than his narrow economic vision suggests. To build a Chevrolet or an iPhone, you need components, raw materials, and technology that are sometimes not available in the United States. Trump ignores all of this. He thinks there will be a short “adjustment” period, then everything will be fine, and America will be “great again.”
Even the cryptocurrency industry, which had high hopes for Trump, has begun to lose faith. Investors like US billionaire Marc Andreessen, who donated millions to Trump’s campaign, are hoping he will turn the US into the “cryptocurrency capital” of the world. After Trump was elected, the price of Bitcoin surpassed $100,000 for the first time. But since the beginning of the year, the price of Bitcoin has fallen by about 13%, recently falling to $80,000.
Although Trump has loosened regulations for the cryptocurrency industry by executive order and announced the creation of a “national cryptocurrency reserve,” experts are taking a dim view of his policies. “Trump’s crypto policy is built on quicksand,” said Pierre Georg, co-director of the Blockchain Center at the Frankfurt School. He said Trump’s statements were illogical – and, moreover, counterproductive. “Trump’s loosening of regulations on crypto assets could lead to even more dramatic price swings. That should worry professional investors,” Georg said. The crypto industry has been plagued by negative scandals.
Adam Posen, director of the Peterson Institute for International Economics in Washington, criticized the Trump administration for downplaying the long-term consequences of its extreme policies. He was reluctant to call it a “crisis,” as the U.S. economy remains strong. But even setting aside the current chaotic tariff policy, Posen warned that “we have reason to be very worried about the U.S. economy.” The reason is Trump’s hardline immigration policies, which will directly affect the labor market, as some industries cannot survive without cheap labor.
And then there’s Elon Musk, whose Department of Government Efficiency (DOGE) is “destroying important and effective parts of the government,” Posen says. DOGE is interfering with the energy grid, the nuclear regulator, the Environmental Protection Agency (EPA), and the Department of Veterans Affairs. “All of these agencies are directly responsible for the growth of the American economy. If they were to shrink or be eliminated, the consequences would be enormous.”
But those in the White House seem oblivious to this. The Trump administration is banking on the Federal Reserve stepping in soon, cutting interest rates, boosting credit, and a massive tax overhaul that will calm the markets—and then the American economy will boom, bigger and more profitable than ever.
Posen warns of the risks of this gamble. Especially since Trump will have to make deep cuts to Social Security, Medicare, and Medicaid to make up for his massive tax deficit. That will increase inequality and reduce opportunities for upward mobility. As a result, the United States will become less attractive to investors for decades to come. “This is crazy. Absolutely crazy.”

A form of “mafia extortion”
Trump may be preparing an even bolder gamble. In the Oval Office, an idea is being discussed—one so radical it could cause chaos in the financial world: the “Mar-a-Lago Accord.”

Normally, a country borrows money by issuing government bonds and promising to repay them over a period of time with interest. However, the “Mar-a-Lago Agreement,” named after Trump’s Florida resort, follows the “America First” principle. Accordingly, the US will require foreign governments and central banks – countries that hold US bonds – to convert those bonds into zero-interest bonds with a term of 100 years. In return, they will be placed under the US “nuclear umbrella”. If they refuse, they will lose this protection.
For a debt-ridden US, this agreement will bring great benefits. Trump can reduce the burden of interest rates, making it easier to implement tax cuts. The FED will have room to lower interest rates, causing the USD to depreciate against the Euro, making US goods cheaper and more attractive in the global market. In Trump’s ideal scenario, America’s allies would pay for the country’s recovery.

But for foreign creditors, the deal would amount to “asset expropriation,” according to Edgar Walk, chief economist at Metzler Asset Management. It would be a form of “mafia-style blackmail”—since many foreign governments that have lent generously to Washington are militarily dependent on the United States, especially Europe.

The global financial order that has existed for decades, in which U.S. government bonds are considered the safest asset, would be imperiled. Who would want to buy U.S. bonds if they had to give up interest and face the risk of political coercion? Governments would have a hard time explaining that to their taxpayers. Professional investors would likely move their money into gold or European bonds.

Currently, investment funds, pension funds, governments and individual investors hold trillions of dollars in US Treasury bonds because they trust that the world’s largest economy will always pay its bills on time and respect the rules. This trust helped the US become the number one superpower after World War II. But according to Mark Sobel of the British research organization Omfif, if the “Mar-a-Lago Agreement” is implemented, “the world will lose confidence in the US as a reliable partner.” It is not impossible that this will happen. The idea was published in June last year by Hungarian-American economist Zoltan Pozsar. In November, financial regulator Stephen Miran expanded on the concept in an essay on “Restructuring the Global Trading System.” Miran has a close relationship with US Treasury Secretary Scott Bessent and is also Trump’s favorite candidate to head the Council of Economic Advisers, the president’s economic policy advisory body.
Conservative economist Desmond Lachman argues that we should be wary of everything Trump does. He warns that with Trump 2.0, there is no one in the cabinet who can speak up to stop him. This time, Trump has surrounded himself with people who nod in agreement. “There are no adults in the room” – no logical, mature thinkers, just ideological people who are hell-bent on pursuing their goals at all costs.
This not only makes Trump an economic unknown – but more importantly, it makes him dangerous.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Gibbs's Avatar
Release: 2 Weeks Ago
Reputation: 583765


Profile:
Join Date: Nov 2006
Posts: 28,405
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	2025-03-hgrfghfgjh.jpg
Views:	0
Size:	334.6 KB
ID:	2503253 Click image for larger version

Name:	VBF19787040_web1_191213-BIR-trump149-HEROS30.jpg
Views:	0
Size:	154.5 KB
ID:	2503254 Click image for larger version

Name:	VBF7-ZAPIRO-ETATS-UNIS-TRUMP-GOP-HENRY-CATE-HD-1607191-e1469802858255.jpg
Views:	0
Size:	177.1 KB
ID:	2503255 Click image for larger version

Name:	VBF71938b18-1ea2-4cb6-bb77-497c9c6dd16f_ecaed9ff.jpg
Views:	0
Size:	206.3 KB
ID:	2503256 Click image for larger version

Name:	VBF20250211 bras de fer Ukraine.jpg
Views:	0
Size:	130.6 KB
ID:	2503257 Click image for larger version

Name:	VBFec87e2b30451701c645236f67dd9b91c.jpg
Views:	0
Size:	206.6 KB
ID:	2503258 Click image for larger version

Name:	VBFIllustration_sans_titre-16-copie.jpg
Views:	0
Size:	210.0 KB
ID:	2503259 Click image for larger version

Name:	VBF2025-03-hgrfghfgjh.jpg
Views:	0
Size:	177.0 KB
ID:	2503261
Gibbs_is_offline
Thanks: 28,671
Thanked 18,823 Times in 8,458 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 774 Post(s)
Rep Power: 76 Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Be_True (2 Weeks Ago)
Reply

User Tag List


Phim Bộ Videos PC2

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 21:41.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05234 seconds with 12 queries