Jasmine Mooney, nữ tài tử người Canada từng xuất hiện trong loạt phim
"bánh Mỹ"(American Pie) mô tả lại điều kiện sống khắc nghiệt mà cô phải chịu đựng khi bị Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (
ICE) cho giam giữ gần 2 tuần lể.
Không một lời giải thích hoặc cảnh cáo trước.
Jasmine Mooney, doanh nhân và diễn viên người Canada trong loạt phim
American Pie, cho biết cô đã bị cơ quan biên giới Mỹ giam giữ gần 2 tuần vì thị thực chưa hoàn chỉnh.
Cô Mooney bị bắt giữ vào ngày 3/3 tại San Diego, California, theo Guardian.
Thị thực visa làm việc tại Mỹ của công dân Canada 35 tuổi này được cho đã bị thu hồi vào tháng 11/2024 khi cô đang đi từ Vancouver (Canada) đến Los Angeles. Thời điểm bị bắt, Mooney đang cố gắng nộp đơn xin thị thực mới tại biên giới ở San Diego, California.
"Tôi đang ở trong văn phòng nhập cư nói chuyện với viên chức về thị thực visa làm việc", cô kể lại.
"Nhưng ngay ở phút sau, tôi bị yêu cầu đặt tay lên tường và bị lục soát như kẻ tội phạm, trước khi bị đưa đến trung tâm giam giữ của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE)".
Bế tắc
Jasmine Mooney đã bị giam giữ gần 2 tuần lể. (Ảnh: Jasmine Mooney)
Ban đầu, Mooney bị dẫn vào phòng giam xi măng nhỏ, lạnh lẽo với đèn huỳnh quang sáng và một nhà vệ sinh. Bên trong, có 5 người phụ nữ khác đang nằm trên thảm, quấn giấy bạc quanh người.
"Trong 2 ngày, chúng tôi ở trong phòng giam đó, chỉ ra ngoài một lát để lấy thức ăn. Ánh đèn không bao giờ tắt, không ai biết thời gian và cũng chẳng ai trả lời câu hỏi của chúng tôi", cô cho biết.
Vào ngày thứ 3, khi được phép gọi điện thoại, Mooney đã gọi cho bạn cô là Britt và nói với cô này là cô không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Sau đó, cô được đưa cả xấp giấy tờ để ký, kèm theo thông báo cô bị cấm nhập cảnh Mỹ trong 5 năm, trừ khi xin phép qua lãnh sự quán.
"Viên chức này cũng nói rằng việc tôi ký giấy tờ hay không đều không quan trọng. Điều đó vẫn có thể xảy ra bất kể như thế nào", cô kể lại.
Quá mệt mỏi, cô đã ký giấy.
"Tôi nói với họ rằng tôi sẽ trả tiền vé máy bay về nhà và hỏi khi nào tôi có thể được đi", Mooney chia sẻ.
"Thế nhưng, không có câu trả lời nào hết".
Sau đó, họ chuyển cô đến phòng giam khác, lần này không có thảm hay chăn. Cô ngồi co ro trên sàn bê tông lạnh buốt suốt nhiều giờ. Chỉ đến lúc đó, cô mới nhận ra: Họ đang đưa cô vào trại giam thực sự: Trung tâm giam giữ Otay Mesa.
Mooney được yêu cầu đi tắm rửa, nhận đồng phục tù, lấy dấu vân tay và sau đó được thẩm vấn.
"Tôi sẽ bị giam ở đây trong bao lâu?", cô hỏi.
"Tôi không biết hồ sơ của cô", một người đàn ông đáp.
"Có thể là vài ngày. Có thể là vài tuần. Nhưng cô nên chuẩn bị tinh thần cho vài tháng".
Mooney bị đưa vào khu giam giữ với 2 tầng bao quanh khu vực sinh hoạt chung. Cô ở một mình trong buồng nhỏ với giường tầng và toilet.
Ngày đầu tiên, Mooney nhịn ăn, lo sợ thực phẩm có thể khiến cho mình bị bệnh.
"Nguồn nước duy nhất có sẵn là từ vòi gắn trên toilet trong phòng hoặc từ bồn rửa khu vực chung. Cả hai đều không đủ an toàn", cô cho hay.
Sau đó, Mooney bắt đầu gặp gỡ những người phụ nữ khác. Đó cũng là lúc cô nghe được câu chuyện của họ.
Cô cho biết có khoảng 140 phụ nữ trong khu giam giữ. Nhiều người đã sống và làm việc hợp pháp ở Mỹ nhiều năm nhưng sau đó ở lại quá hạn thị thực visa, thường là sau khi họ đã tái đăng ký nhưng bị từ chối.
"Họ đều bị bắt giữ mà không có lời cảnh cáo trước", cô cho biết.
"Nếu có ai đó phạm tội, tôi đồng ý là họ nên bị đưa ra khỏi xã hội. Nhưng không một ai trong số những người phụ nữ này có tiền án nào", Mooney nhấn mạnh.
Cô chia sẻ thêm, những người phụ nữ này thừa nhận rằng họ không nên ở quá hạn và chấp nhận trách nhiệm về hành động của mình. Tuy nhiên, điều khiến cho họ bất mãn không phải là việc bị xử lý mà là tình trạng lửng lơ, bế tắc này trong hệ thống này.
"Vấn đề thực sự ở đây là thời gian để thoát ra khỏi hệ thống này kéo dài quá lâu, không có câu trả lời nào rõ ràng, không có khung thời gian cụ thể và cũng không có cách nào để tiến lên phía trước", Mooney cho biết thêm.
Khi bị trục xuất, nhiều người buộc phải từ bỏ tất cả tài sản đang có vì chi phí vận chuyển đồ đạc về nước quá cao.

(Ảnh: John Moore)
Vắt kiệt sức chịu đựng
Một ngày, vào lúc 3h, Mooney bị đánh thức dậy.
"Thu dọn đồ đạc đi. Cô sẽ chuẩn bị đi".
Cô giật mình đứng dậy.
"Tôi được về nhà hay sao?"
Viên sĩ quan nhún vai:
"Tôi không biết cô sẽ đi đâu".
Cô thu dọn đồ đạc và xuống tầng dưới, nơi có 10 người phụ nữ khác đang đứng lặng lẽ, nước mắt lăn dài trên má. Nhưng đây không phải là giọt nước mắt hạnh phúc. Đó là khoảnh khắc cô hiểu thế nào là cho
"chuyển trại".
Đối với nhiều phụ nữ ở đây, các trung tâm giam giữ đã trở thành phiên bản méo mó của ngôi nhà. Họ hình thành mối giao tiếp, thiết lập thói quen và tìm thấy chút an ủi trong tình bạn. Nhưng giờ đây, không một lời báo trước, họ bị tách rời và đưa đến một nơi mới khác.
Điểm dừng tiếp theo của Mooney là Arizona, Trung tâm giam giữ ở khu vực San Luis.
30 người phải chia sẻ chung một căn phòng. Mỗi người chỉ được phát chiếc cốc xốp để uống nước và thìa nhựa dùng cho mọi bữa ăn.
"Căn phòng lạnh như băng, một chiếc chăn chẳng thấm vào đâu. Chung quanh, những người phụ nữ co ro, trùm kín đầu, trông như thi thể không còn sự sống nào", cô mô tả lại.
Mooney cho hay không có bộ đồng phục tù nào vừa vặn và mọi người đều mang giày của nam giới. Đèn huỳnh quang cháy sáng suốt 24 giờ.
"Mọi thứ đều có vẻ như muốn vắt kiệt sức chịu đựng của con người", cô cho biết.
Họ bị nhốt trong căn phòng, không có ánh sáng mặt trời, không biết bao giờ sẽ được cho về.
Rồi như phép màu, một người phụ nữ chỉ cho cô thấy chiếc máy tính bảng gắn trên tường có thể dùng để gửi email. Mooney chỉ nhớ ra mỗi địa chỉ email của CEO mình. Cô đánh liều gửi tin nhắn, cầu mong ông ấy sẽ đọc thấy được.
Và ông đã trả lời. Nhờ có ông, Mooney liên lạc được với cô bạn Britt. Cô ấy nói rằng họ đang làm việc không ngừng nghỉ để giúp cô được thả ra nhưng dường như không ai có câu trả lời.
Jasmine Mooney trở về Vancouver, Canada, sau 2 tuần bị giam giữ tại các cơ sở ICE. (Ảnh: Jasmine Mooney)
Vì chẳng có gì để làm trong phòng giam ngoài việc trò chuyện, Mooney đã kết bạn mới. Đó là
"những người phụ nữ đã đánh đổi mọi thứ để có cơ hội với cuộc sống tốt hơn cho bản thân và gia đình", cô cho hay.
"Chúng tôi đến từ quốc gia khác nhau, nói ngôn ngữ khác nhau và tôn giáo khác nhau. Tuy nhiên, ở nơi này, những điều đó không còn là quan trọng. Mọi người đều chăm sóc lẫn nhau. Mọi người chia sẻ đồ ăn. Mọi người ôm nhau khi ai đó tinh thần bị sụp đổ", cô kể lại.
Mooney sau đó nhận được tin nhắn từ cô Britt. Cô được cho biết câu chuyện của cô đã bắt đầu lan truyền trên giới truyền thông.
"Gần như ngay sau đó, tôi được thông báo là mình sẽ được thả ra", cô chia sẻ.
Đên hôm 15/3, Mooney cuối cùng đã đặt chân được xuống sân bay quốc tế ở Vancouver (Canada).
Sau đó, cô được nghe bạn bè kể lại mọi thứ họ đã làm để đưa cô ra ngoài: Làm việc với luật sư, liên lạc với giới truyền thông, gọi điện liên tục đến các trung tâm giam giữ, cố gắng liên lạc với ICE hoặc bất cứ ai có thể ra tay giúp đỡ.
"Họ nói rằng cả hệ thống này dường như được sắp đặt để khiến cho bất cứ ai cũng khó có thể được ra ngoài", cô cho hay.
Theo cô Mooney, cách thức giam giữ của
ICE không chỉ là cơn ác mộng hành chính. Nó là một loạthoạt động kinh doanh. Các cơ sở này được cho vận hành vì lợi nhuận.
Cô cho biết các công ty tư nhân như
CoreCivic và
GEO Group nhận được sự tài trợ của chính phủ dựa trên số lượng người mà họ giam giữ.
CoreCivic đã kiếm được hơn 560 triệu USD từ các hợp đồng của
ICE chỉ trong một năm. Trong năm 2024,
GEO Group kiếm được hơn 763 triệu USD.
"Có thể thấy những công ty này không có lý do nào để thả người ra nhanh chóng", cô Mooney cho hay.