Mỹ đang nỗ lực chia rẽ sự liên kết giữa Nga và Trung Quốc nhằm thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu. Tuy nhiên, với mối quan hệ chiến lược bền chặt dựa trên lợi ích kinh tế và an ninh, kế hoạch này khó có thể thành công.
Theo báo The Kyiv Independent (Ukraine) ngày 24/3, trước bối cảnh địa chính trị phức tạp hiện nay, Mỹ đang theo đuổi một chiến lược nhằm tách rời mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích nhận định đây là một nhiệm vụ gần như bất khả thi.
Các quan chức Mỹ, trong đó có Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Keith Kellogg và Bộ trưởng Ngoại giao Marco Rubio, đă công khai thừa nhận ư định "phá vỡ liên minh" giữa Moskva và Bắc Kinh. Đặc phái viên Mỹ về Ukraine và Nga Keith Kellogg là một trong những quan chức chính phủ công khai ư định này, nói rằng Mỹ sẽ t́m cách "phá vỡ liên minh của Nga".
Ngoại trưởng Rubio đồng t́nh với quan điểm của ông Kellogg, nói rằng việc cải thiện mối quan hệ với Nga sẽ giúp Moskva bớt phụ thuộc vào Trung Quốc. Tuy nhiên, ngay cả ông Rubio cũng thừa nhận khả năng thành công là rất thấp. "Tôi không biết liệu chúng ta có bao giờ thành công hoàn toàn trong việc tách họ (Nga) ra khỏi mối quan hệ với Trung Quốc hay không", ông Rubio nói vào tháng trước.
Nền tảng của mối quan hệ Nga - Trung
Temur Umarov, nghiên cứu viên tại Trung tâm Carnegie Nga - Âu, chỉ ra rằng Nga và Trung Quốc chia sẻ một quan điểm chung về hệ thống luật pháp quốc tế. Cả hai nước đều coi hệ thống này "không công bằng" và mong muốn thay thế ảnh hưởng của Washington. Ông Umarov nói thêm rằng mối quan hệ này là "một sự kết hợp hoàn hảo".
Mối quan hệ giữa hai nước c̣n được củng cố bởi các liên kết kinh tế chặt chẽ. Sau cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra năm 2022, khi EU và Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt, Trung Quốc trở thành thị trường tiêu thụ chính cho năng lượng của Nga. Callum Fraser, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu An ninh và Quốc pḥng (RUSI) có trụ sở tại Anh chỉ ra rằng Trung Quốc thậm chí c̣n có thế mạnh trong mối quan hệ này, có thể thương lượng giảm giá khí đốt và kiểm soát các điều khoản mua bán.
Mối quan hệ không chỉ dừng lại ở năng lượng. Trung Quốc được hưởng lợi từ các công nghệ quân sự và hạt nhân của Nga. Chuyên gia Umarov nhấn mạnh: "Ngành công nghiệp quân sự Trung Quốc dựa trên công nghệ thời Liên Xô, và Nga cung cấp đúng những ǵ phù hợp với tổ hợp quân sự Trung Quốc".
Ư đồ của chính quyền Trump và thực tế
Báo The Kyiv Independent lưu ư rằng dù Tổng thống Trump muốn lặp lại "thí nghiệm Nixon" (chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Richard Nixon đến Trung Quốc năm 1972 giúp Washington và Bắc Kinh xích lại gần nhau, dẫn đến sự rạn nứt lớn hơn giữa Trung Quốc với Nga, khiến thay đổi cán cân trong Chiến tranh Lạnh), bằng cách kéo Nga ra khỏi Trung Quốc, nhưng các chuyên gia cho rằng đây là một chiến lược không khả thi.
Năm thập kỷ trước, Liên Xô và Trung Quốc ở trong trạng thái đối đầu lớn, đỉnh điểm là cuộc chiến biên giới của họ trên sông Amur. Vào năm 2025, Nga và Trung Quốc không có dấu hiệu nào cho thấy họ muốn nới lỏng t́nh hữu nghị của ḿnh.
Patricia Kim từ Viện Brookings chỉ ra rằng Trung Quốc và Nga vẫn coi Mỹ là mối đe dọa chiến lược. Về phần ḿnh, chuyên gia Umarov khẳng định: "Đối với Moskva, mối quan hệ này là lợi ích chiến lược, và có nhiều lư do khiến Nga không thể quay lưng lại với Trung Quốc".
Ngoài ra, Mỹ thiếu các đ̣n bẩy để thu hút Nga. Một lư do cho điều này là, không giống như Trung Quốc, Mỹ không cần nhiên liệu hóa thạch và các nguyên liệu thô khác xuất khẩu từ Nga, v́ Washington có thể dựa vào nguồn dự trữ của riêng ḿnh. Chuyên gia Fraser chỉ ra rằng Mỹ không có các lợi thế kinh tế, quân sự hay chính trị để cạnh tranh với những ǵ Trung Quốc đang cung cấp cho Nga.
Tóm lại, chiến lược "tách Trung Quốc khỏi Nga" của Mỹ khó có thể thành công. Mối quan hệ Nga-Trung không chỉ là sự liên minh t́nh thế, mà c̣n là sự hợp tác chiến lược sâu sắc dựa trên các lợi ích kinh tế, an ninh và địa chính trị chung. Như chuyên gia Umarov kết luận: "Những người đưa những suy nghĩ này vào chính sách ở Mỹ không hiểu bản chất hiện tại của mối quan hệ giữa Moskva và Bắc Kinh".
VietBF@ sưu tập
|