Gazprom đối diện bước ngoặt lịch sử: doanh thu bị lao dốc, lỗ đến 180 tỷ USD, xuất khẩu khí đốt sang châu Âu bị giảm xuống hơn 5 lần.
Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom đang đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng đến 180 tỷ USD. Để t́m cách ứng phó, công ty đă lên kế hoạch cho cắt giảm nhân sự trên diện rộng và cho bán bớt tài sản.
Theo tờ
Financial Times, nguồn cung khí đốt của Gazprom sang châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2025 dự kiến sẽ giảm hơn đến 5 lần so với năm 2019.
Biểu tượng tập đoàn khí đốt Gazprom. (Ảnh: Gazprom)
Các thông tin mà
Financial Times thu thập được cho thấy chi phí vận hành của Gazprom năm nay có thể vượt quá mức doanh thu. Từng là biểu tượng của ngành năng lượng Nga, tập đoàn này giờ buộc phải cho thực hiện những biện pháp cắt giảm mạnh tay.
Trong khuôn khổ chương tŕnh tiết kiệm chi phí, hồi tháng 2 vừa qua, Gazprom đă rao bán một số ṭa nhà thuộc quyền sở hữu của ḿnh. Trong khi đó,
The Moscow Times mô tả t́nh h́nh kinh doanh khí đốt của Gazprom là
"đầy khó khăn".
Theo cổng thông tin 47news ở St. Petersburg, vào đầu năm nay, tập đoàn này đă xem xét cho cắt giảm đến 1,600 nhân sự tại trụ sở chính. Phó Chủ tịch Elena Ilyukhina được cho là đă đệ tŕnh sự đề xuất cho tinh giản biên chế. Hiện Gazprom chi ra khoảng 500 triệu USD mỗi năm để trả lương cho 4,100 nhân viên tại trụ sở.
Gazprom như một công cụ chính trị của Điện Kremlin
Tờ báo Anh nhắc lại rằng Tổng thống Vladimir Putin bắt đầu cho siết chặt việc kiểm soát Gazprom ngay sau khi lên nắm quyền vào đầu thế kỷ 21.
Nhờ giá dầu khí tăng cao, tập đoàn này đă thu về lợi nhuận khổng lồ, trở thành nguồn tài chính quan trọng cho nhiều hoạt động vượt xa lĩnh vực năng lượng. Gazprom cũng đóng vai tṛ lớn trong việc củng cố quyền lực của ông Putin tại Nga, trong đó có việc kiểm soát chặt chẽ các kênh truyền h́nh.
Trên chính trường quốc tế, Gazprom từng là công cụ để Nga gây sức ép với châu Âu, thị trường tiêu thụ khí đốt lớn nhất của nước này, cũng như với Ukraine, quốc gia trung gian quan trọng. Sau khi Nga xua quân xâm lăng Ukraine năm 2022, sự phụ thuộc của Liên minh châu Âu (EU) vào nguồn năng lượng Nga lúc ban đầu đă giúp Gazprom tránh được những đ̣n trừng phạt nặng nề.
Châu Âu dần dần thoát ra khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga
Cục diện này đă thay đổi đáng kể vào tháng 9/2022, khi đường ống Nord Stream dưới biển Baltic bị phá hoại. Sự kiện này càng thúc đẩy châu Âu đẩy nhanh quá tŕnh giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Nga. Nếu trước chiến sự Ukraine, khí đốt Nga chiếm đến 40% nhu cầu của châu Âu, th́ đến năm ngoái, con số này chỉ c̣n có 11,2%.
Triển vọng của Gazprom trong những năm sắp tới không mấy ǵ sáng sủa. Theo dự kiến, trong hai năm tới, các công ty sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ và Qatar sẽ gia tăng mạnh năng lực xuất khẩu, khiến cho nhu cầu đối với khí đốt Nga ngày càng bị giảm sút. The Moscow Times nhận định, châu Âu có thể sẽ không c̣n cần đến nguồn cung khí đốt từ phía Nga nữa.
Theo dự báo, lượng khí đốt Gazprom xuất khẩu sang châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2025 sẽ chỉ c̣n 47 tỷ m³, và tiếp tục giảm xuống c̣n 34 tỷ m³ vào năm 2034.
Việc sụt giảm mạnh doanh thu từ nguồn xuất khẩu có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đối với tài chính của Gazprom, tập đoàn từng là trụ cột của nền kinh tế Nga trong nhiều năm qua.