Hai công tố viên kỳ cựu bất ngờ bị cho sa thải mà không có bất cứ lời cảnh cáo trước, khiến cho các viên chức đương nhiệm lẫn tiền nhiệm của Bộ Tư Pháp lo ngại về quyết định chưa từng có từ phía Ṭa Bạch Ốc.
Theo nguồn tin từ
New York Times, hai công tố viên bị sa thải sau khi chỉ nhận được một email vỏn vẹn có một câu, và không đưa ra bất cứ lư do nào ngoài việc khẳng định quyết định này được thực hiện theo lệnh của Tổng thống.
Các công tố viên bị sa thải đang làm việc tại Los Angeles và Memphis, đều là những nhân sự lâu năm trong ngành Tư Pháp. Việc cho sa thải họ cho thấy các nỗ lực ngày càng quyết liệt của chính phủ nhằm can thiệp sâu hơn vào hệ thống Tư Pháp liên bang, một sự phá vỡ hoàn toàn chưa có tiền lệ trong hệ thống pháp quyền của Hoa Kỳ nhiều thập kỷ qua.
Bị cho sa thải đột ngột lúc đang xét xử vụ án lớn
Sáng ngày 28/3, khi đang làm việc tại văn pḥng ở Los Angeles, California, công tố viên Adam Schleifer, một trong hai công tố viên mới bị cho sa thải, bất ngờ nhận được email từ Ṭa Bạch Ốc thông báo rằng ông bị sa thải ngay lập tức. Không có lư do nào được đưa ra.
Thời điểm bị cho sa thải, ông Schleifer đang thụ lư vụ gian lận tài chính có liên quan đến Andrew Wiederhorn, chủ nhân hệ thống nhà hàng
Fatburger. Ông Wiederhorn hiện đang đối mặt với cáo buộc gian lận về tài chính, trong khi bản thân ông là một người tài trợ lớn cho các tổ chức ủng hộ Trump. Điều này khiến cho nhiều người nghi ngờ rằng quyết định sa thải Schleifer có lư do về chính trị.
Bàng hoàng trước thông báo này, Schleifer đă hỏi cấp trên xem liệu đây có phải là một sự lầm lẫn hay không. Tuy nhiên, sau đó ông nhanh chóng phát hiện chiếc điện thoại công vụ đă được cài đặt lại về trạng thái ban đầu và mọi quyền truy cập vào hệ thống của Bộ Tư Pháp đều bị chặn lại.
Là thành viên của bộ phận chuyên trách các vụ gian lận doanh nghiệp và chứng khoán, ông Schleifer đă dành ra nhiều năm theo đuổi vụ án gian lận tài chính có dính líu đến Fatburger.
Bản thân ông Schleifer cũng từng ra tranh cử vào Quốc hội New York với tư cách ứng viên Đảng Dân chủ trong mùa bầu cử 2020. Khi đó, ông nhiều lần lên mạng xă hội chỉ trích ông Trump v́ đă
"coi thường hệ thống pháp quyền".
Công tố viên Adam Schleifer. (Ảnh: Grace Bennett)
Dù vậy, sau khi bị thất bại, ông vẫn quay lại Bộ Tư Pháp vào cuối nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump. Tuy nhiên, những bài đăng cũ của Schleifer bất ngờ bị các đồng minh của Ṭa Bạch Ốc cho khuếch đại trên mạng xă hội ngay trước khi ông nhận quyết định sa thải đột ngột này.
Chỉ một giờ trước khi email sa thải ông Schleifer được gửi đi, Laura Loomer, một nhân vật có ảnh hưởng trong phe cánh hữu cực đoan, đă cho đăng tải một bài viết gọi ông là
"tàn dư của thời Biden" và nhắc lại một bài đăng cũ khi ông ca ngợi Adam Schiff, một thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ tiểu bang California nhưng lại chỉ trích Trump.
Quyết định cho sa thải này khiến cho nhiều đồng nghiệp của ông Schleifer lo ngại không chỉ từ nguyên tắc độc lập của Bộ Tư pháp bị đe dọa, mà ngay cả sự tự chủ của các văn pḥng công tố viên liên bang cũng đang bị lung lay.
Một số đồng nghiệp, bao gồm cả những người từng làm việc trong Bộ Tư Pháp, đă lên tiếng bảo vệ ông Schleifer.
"Adam là một công tố viên thông minh, chăm chỉ và công bằng. Anh ấy luôn tận tâm với công việc", Consuelo S. Woodhead, cựu công tố viên liên bang, có nhận xét.
"Anh ấy là một người chính trực, kiểu công tố viên mà bất cứ văn pḥng nào cũng mong muốn có được".
Chỉ một ngày trước khi ông Schleifer bị sa thải, một luật sư kỳ cựu khác của Bộ Tư Pháp, Reagan Fondren, cũng nhận được email tương tự.
Bà Fondren đang giữ chức quyền công tố viên liên bang và thông thường, ngay cả khi đă bị mất chức do ông Trump bổ nhiệm người mới, bà vẫn sẽ trở lại vai tṛ cũ trong Bộ Tư Pháp. Nhưng lần này, bà đă bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi Bộ này, một điều chưa bao giờ xảy ra trước đó.
Bộ Tư pháp Mỹ đang bị "thanh lọc" hay "thanh trừng"?
Thông thường, việc cho thay đổi nhân sự cao cấp trong Bộ Tư pháp khi có chính phủ mới là điều cũng dễ hiểu. Tuy nhiên, chưa có tiền lệ nào về việc cho sa thải đột ngột các công tố viên liên bang cấp thấp như lần này.
Hiện, Bộ Tư pháp từ chối đưa ra bất cứ b́nh luận nào.
Trước câu hỏi về lư do cho sa thải và liệu c̣n nhân sự nào c̣n bị dính dáng, thư kư Báo chí Ṭa Bạch Ốc Karoline Leavitt có cho biết:
"Trong vài tuần qua, Ṭa Bạch Ốc phối hợp cùng Bộ Tư Pháp, đă cho sa thải hơn 50 công tố viên và cấp phó".
"Người dân Mỹ xứng đáng có một guồng máy Tư Pháp gồm những người thực thi pháp luật trung thực, bảo vệ nền dân chủ thay v́ làm suy yếu nó", bà tiếp tục nhấn mạnh.
Dẫu vậy, phía Ṭa Bạch Ốckhông đưa ra bất cứ bằng chứng nào cho thấy hai người công tố viên vừa bị cho sa thải đă vi phạm nguyên tắc đó. Trên thực tế, các công tố viên liên bang thuộc ngành Hành pháp, không phải Tư pháp.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump từng cam kết sẽ cho cải tổ mạnh mẽ đội ngũ nhân sự Bộ Tư Pháp, một phần v́ bất b́nh với cuộc điều tra về mối dính líu giữa chiến dịch của ông và Nga trong nhiệm kỳ đầu tiên, cũng như 34 cáo buộc h́nh sự nhắm vào ông giữa hai nhiệm kỳ tổng thống.
Những cố vấn và đồng minh của Trump ngày càng thúc đẩy lư thuyết
"hành pháp thống nhất" (unitary executive theory), theo đó Tổng thống có toàn quyền kiểm soát tuyệt đối đối với ngành Hành pháp.
Họ công khai bày tỏ mong muốn xóa bỏ những khu vực có tính độc lập trong bộ máy chính phủ, đặc biệt là Bộ Tư Pháp, một cơ quan vốn duy tŕ truyền thống độc lập từ sau vụ bê bối Watergate.
Chính quyền Trump mới cũng đang ráo riết thay thế các luật sư cao cấp tại trụ sở Bộ Tư pháp. Một số vụ sa thải này có thể dẫn đến các vụ kiện tụng, nhưng ít nhất chúng vẫn được thực hiện thông qua các viên chức cao cấp của Bộ này.
Không dừng lại ở đó, đội ngũ của ông Trump c̣n tiến hành cho rà soát nhân sự trên diện rộng, đưa ra hàng loạt câu hỏi nhằm kiểm tra mức độ trung thành của họ với tổng thống và quan điểm chính trị của ông, bao gồm cả lời tuyên bố sai sự thật rằng ông đă thắng trong cuộc bầu cử hồi năm 2020.