
(Minh họa)
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với báo
The Atlantic hôm 28 tháng Tư vừa qua, ông Donald Trump, tổng thống Mỹ, có nói rằng,
"ông không chỉ điều hành nước Mỹ mà cả thế giới" ("I run the Country and the World").
Lời lẻ phát ngôn đó vừa nói lên tham vọng chính trị lớn lao của ông Trump vừa biểu thị niềm tin của những người bảo thủ rằng sau kỷ nguyên toàn cầu hóa, thế giới đă quay trở lại với chủ nghĩa dân tộc và sẽ được các chính đảng dân túy cực hữu kiểu
"Make America Great Again" (MAGA) nắm giữ và điều hành. Vấn đề ở đây là liệu rằng thế giới có chấp nhận sự thống trị đó hay không. Câu trả lời gần như đă thấy hiển hiện trong kết quả của các cuộc bầu cử gần đây ở Canada, Úc, Anh quốc… và một số quốc gia khác nữa.
Hoa Kỳ với Canada và Úc có rất nhiều điểm chung và vốn là những người bạn đồng minh lâu đời và thân thiết. Hoa Kỳ và Canada cùng chia sẻ đường biên giới dài nhất và an ninh nhất thế giới. Cả ba quốc gia này đều từng là những thuộc địa của Vương Quốc Anh trước khi Mỹ đă giành được nền độc lập vào ngày 4 tháng Bảy, 1776. Cho đến nay, Úc và Canada vẫn c̣n là thành viên có chủ quyền trong
Khối Thịnh Vượng Chung thuộc Anh (the British Commonwealth) và đều coi Vua Charles III là vị nguyên thủ quốc gia.
Tuy Hoa Kỳ theo tổng thống chế, c̣n Úc và Canada theo chế độ đại nghị nhưng cả ba quốc gia này đều là những nền dân chủ tự do dân chủ hàng đầu thế giới và đều là các nền kinh tế thị trường rất thịnh vượng. Hoa Kỳ, Úc và phần lớn ở Canada sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức và cả ba cũng là thành viên ṇng cốt trong
"liên minh t́nh báo Ngũ Nhăn" (Five Eyes) cùng với Anh và New Zealand…
Cấp Tiến versus Bảo Thủ
Điều chắc chắn là sự kiện ông Donald Trump quay trở lại Ṭa Bạch Ốc đă có tác động mạnh đến t́nh h́nh chính trị trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước
"đồng văn đồng chủng" như Canada và Úc. Giới phân tích gia đều cho rằng, thắng lợi của ông Trump, cùng với sự kiện đảng Cộng Ḥa bảo thủ giành được đa số ở cả hai viện trong Quốc Hội Mỹ, sẽ thúc đẩy sự trỗi dậy của các đảng chính trị bảo thủ (hữu khuynh) theo đường lối dân tộc chủ nghĩa sau thời gian dài tung hoành của các đảng cấp tiến (tả khuynh) cổ xúy cho trào lưu toàn cầu hóa về kinh tế và văn hóa. Các cộng sự thân cận của ông Trump như ông JD Vance, Phó Tổng thống, tỷ phú Elon Musk, tổng giám đốc hăng xe điện Tesla… thậm chí c̣n công khai vận động cho các đảng chính trị cánh hữu có chủ trương chống nhập cư, chống toàn cầu hóa và đề cao bản sắc dân tộc.
Một trường hợp tiêu biểu là đảng
Lựa Chọn Khác Cho Nước Đức (AfD), một tổ chức chính trị vừa bị chính phủ Đức xếp vào
"tổ chức cực đoan cánh hữu" đe dọa đến trật tự dân chủ của Đức. Đảng
AfD chủ trương bài ngoại, chống người nhập cư và thượng tôn quyền lực, gần với chủ nghĩa phát-xít của đảng Quốc Xă thời ông Adolf Hitler nhưng được ông Trump và bộ sậu lại ủng hộ nhiệt liệt.
Tại hội nghị an ninh Munich vào tháng 2/2025, ông Vance đă gây sửng sốt cho các đại biểu Âu Châu khi tuyên bố nguy cơ lớn nhất của châu lục này không phải là mối đe dọa bên ngoài của Nga hoặc TQ mà là từ nội bộ, trong đó làn sóng người nhập cư là nguy hiểm nhất.
Sau hội nghị Munich này, ông Vance đă đến họp với bà Alice Weidel, lănh tụ đảng
AfD, trong khi từ chối tiếp xúc các vị đứng đầu khác chính thức như ông Olaf Scholz, Thủ tướng đương nhiệm Đức, hoặc bà Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy Ban Âu Châu (EC).
Cùng thời gian này, tỷ phú Elon Musk cũng cho sử dụng nền tảng mạng xă hội X do ông làm chủ để liên tục tuyên truyền những thông tin thất thiệt nhằm vận động cử tri bỏ phiếu cho đảng
AfD, hầu giúp ho đảng này chiếm được vị trí thứ hai trong cuộc bầu cử Quốc Hội Đức hồi tháng Hai.
Như vậy, xung đột về ư thức hệ giữa giới cấp tiến và bảo thủ, đại diện bởi hai đảng Dân Chủ và Cộng Ḥa, đă vượt ra ngoài biên giới nước Mỹ để tác động tới nội t́nh chính trị của các quốc gia đồng minh. Tác động chính trị đó đă được thấy rơ nhất ở Canada và Úc.
"Nạn nhân" đầu tiên của làn sóng chuyển dịch môi trường chính trị từ cánh tả sang cánh hữu có lẽ là ông Justin Trudeau, cựu Thủ tướng Canada. Trước ngày ông Trump đăng quang nhiệm kỳ thứ hai, đảng
Tự Do (Liberal) cánh tả của ông Trudeau ở Canada bị mất uy tín trầm trọng. Sau ba nhiệm kỳ dưới sự lănh đạo của đảng này, cử tri xứ lá phong đă chán nản và các cuộc thăm ḍ dư luận cho thấy đảng
Bảo Thủ (Conservatives) đối lập có triển vọng giành được quyền lực trong cuộc bầu cử ngày 28/4 vừa qua.
Đảng Bảo Thủ có đường lối chính trị thiên hữu gần với đảng Cộng Ḥa bên Mỹ và lănh tụ đảng, ông Pierre Poilievre được coi như một bản sao của ông Donald Trump, cam kết mang lại một sự thay đổi theo hướng
"làm cho Canada vĩ đại trở lại". Liệu không xoay chuyển được t́nh thế, ông Trudeau tuyên bố từ chức vào đầu tháng Ba và đảng Liberal đă đề cử ông Mark Carney lên tạm thay thế chờ cuộc bầu cử mới.
Canada đă "thức tỉnh"!
Thế rồi, những chính sách và các lời tuyên ngôn gây sốc của ông Trump đă làm cho t́nh thế xoay chuyển đến chóng mặt, ông Trump trở thành
"vị cứu tinh" cho đảng Tự Do. Chỉ vài tuần sau ngày nhậm chức, ông Trump kư sắc lệnh đơn phương bỏ qua
Hiệp Định Thương Mại Tự Do (USMCA) giữa Hoa Kỳ, Canada và Mexico mà ông đă từng đàm phán và kư kết trong nhiệm kỳ trước, cho đánh thuế 25% lên hàng hóa nhập cảng từ Canada, gây ra sự phẫn nộ to lớn trong giới chính trị gia và doanh nhân của nước này.
Các tầng lớp xă hội Canada đă sôi sục lên khi ông Trump liên tục đ̣i sáp nhập Canada trở thành tiểu bang thứ 51 của Mỹ, chế nhạo ông Trudeau là
"Thống đốc" thay v́
"Thủ tướng". Tâm lư dân tộc chủ nghĩa bùng phát ở xứ lá phong, người ta ào ạt
"tẩy chay" hàng hóa Mỹ, hủy bỏ kế hoạch du lịch xứ Cờ Hoa để biểu thị ra sự phản đối mạnh mẽ. Trong làn sóng kháng cự ấy, sự ủng hộ đảng Bảo Thủ đă bị giảm mạnh như diều đứt dây và đảng Tự Do đă giành lấy lại cảm t́nh của giới cử tri.
Ông Mark Carney là một doanh nhân nhiều kinh nghiệm, từng lèo lái Ngân Hàng Trung Ương Anh qua cơn khủng hoảng tài chính thời hậu Brexit, được coi là người có tài thương lượng, có thể giúp cho Canada đứng vững trong cuộc xung đột thương mại với nước láng giềng khổng lồ ở phía Nam.
Trong cuộc bầu cử ngày 28 tháng Tư, đảng Tự Do giành được 43.4% số phiếu phổ thông, chiếm 168 trong số 343 ghế Quốc Hội, đủ để cho thành lập ra chính phủ thiểu số; đảng Bảo Thủ chỉ giành được 41.4% số phiếu, được 143 ghế và lănh tụ đảng Pierre Poilievre bị mất ngay cả chiếc ghế nghị sĩ trong địa hạt của chính ông ta.
Theo các phân tích gia về chính trị, nếu không có tác động của ông Trump vào nội t́nh Canada th́ chưa chắc đảng Bảo Thủ đă bị thất bại, nếu không đặt mối đe dọa mà ông Trump gây ra nằm vào trọng tâm cuộc tranh cử, th́ chưa chắc ông Carney và đảng Tự Do sẽ giành được thắng lợi này.
Nói một cách khác, cử tri Canada đă khước từ ông Donald Trump và đường lối chính trị bảo thủ cho dù họ không thật thoải mái với chính sách của đảng Tự Do cầm quyền.
Ngày 6 tháng Năm, ông Mark Carney, tân Thủ tướng Canada, đến tiếp kiến đầu tiên với ông Trump tại Ṭa Bạch Ốc. Ở đó, ông Carney nói với ông Trump bằng lời lẽ hết sức rơ ràng và nghiêm nghị, rằng
Canada sẽ không bao giờ là tiểu bang thứ 51 của Mỹ.
"Như Ngài đă biết từ lĩnh vực bất động sản, có những nơi không để bán… Không bán và không bao giờ để bán", ông Carney nói. May mắn là cuộc gặp ông Trump và ông Carney đă diễn ra trong tinh thần ôn ḥa, thân thiện mà không biến thành một cuộc đối đầu như với ông Volodymyr Zelensky, Tổng thống Ukraine, hồi cuối tháng Hai vừa qua.
Úc: thất bại của "Temu Trump"
Một xu hướng tương tự cũng xảy ra ở Úc mà cuộc tổng tuyển cử hôm Chủ Nhật, 4 tháng Năm, là sự lựa chọn giữa đảng Lao Động (Labor) đương quyền và đảng Tự Do (Liberal) đối lập, giữa ông Anthony Albanese, đương kim Thủ tướng, có xu hướng cấp tiến và đối thủ là ông Peter Dutton.
Tuy bề ngoài ông Albanese, mà người Úc gọi một cách thân thiện là Albo, không tỏ thái độ đối lập rơ rệt với ông Trump và Úc không bị ông Trump lên tiếng
"sỉ nhục" như Canada, nhưng ảnh hưởng của ông Trump tại xứ sở Chuột Túi cũng rất mạnh mẽ, đặc biệt người ta lo sợ tác động tai hại của chính sách thuế má–giao dịch thương mại của ông Trump.
Mối lo đó thể hiện ra trong chương tŕnh tranh cử của ông Peter Dutton, người đứng đầu đảng Tự Do, một đảng có khuynh hướng bảo thủ và chống nhập cư, giảm phúc lợi xă hội và thu hẹp guồng máy chính phủ tương tự như đường lối của đảng Cộng Ḥa ở Mỹ.
Ông Dutton thường nhắc lại những ư tưởng và phát ngôn ngông cuồng của ông Trump, đến mức các đối thủ chính trị đặt cho ông ta cái hỗn danh
"Temu Trump" ghép tên ông tổng thống Mỹ với một nền tảng bán hàng giá rẻ của TQ, hàm ư ông Dutton chỉ là
"bản sao rẻ tiền của ông Trump".
Vài tuần trước bầu cử, đảng Lao Động Úc lo sốt vó v́ tỷ lệ ủng hộ của cử tri khá thấp sau 3 năm cầm quyền của ông Albanese; họ sợ sẽ không giữ được thế đa số mỏng manh trong Quốc Hội. Ở phía đối lập, sau khi chứng kiến thất bại của đảng Bảo Thủ bên Canada, ông Dutton cũng đă thay đổi giọng điệu, trở nên ôn ḥa hơn và cố tránh h́nh ảnh của ông Trump. Nhưng đă muộn rồi.
Kết quả cuộc bầu cử hôm Chủ Nhật cho thấy đảng Lao Động chiến thắng áp đảo, giành được 85 trong 151 ghế Quốc Hội, thừa số phiếu để cho thành lập ra chính phủ đa số và giữ cho ông Anthony Albanese một nhiệm kỳ Thủ tướng thứ hai; đảng Tự Do của ông Peter Dutton chỉ giành được 36 ghế, giảm từ mức 53 ghế của nhiệm kỳ trước. Cũng giống trường hợp ông Poilievre bên Canada, ông Dutton bị mất luôn chiếc ghế nghị sĩ Quốc Hội tại địa hạt bầu cử của ông ở Queensland.
Cũng như Canada, người dân Úc đă nói
KHÔNG với
"bản sao của ông Trump", từ chối hệ tư tưởng bảo thủ, nhất là khi những người bảo thủ đă trở nên cực đoan khi chạy theo ca tụng chủ nghĩa dân tộc, chống nhập cư, cắt giảm phúc lợi xă hội và thu hẹp vai tṛ của chính phủ chỉ để chăm lo cho lợi ích của giới tài phiệt giàu có và ích kỷ.
Hăy c̣n quá sớm để khẳng định sự chiến thắng trong hai tuần qua của các đảng chính trị tự do và cấp tiến ở Canada và Úc là bằng chứng cho thấy sự thất bại của tư tưởng bảo thủ, của
"chủ nghĩa Trump" (Trumpism) trên toàn cầu nhưng đó là dấu hiệu cho thấy
tham vọng "điều hành và thống trị cả thế giới" của ông Trump chỉ là một ảo tưởng vĩ cuồng sẽ sớm bịlụi tàn mà thôi.