Robot chó
"không bị thiếu việc làm" ở Singapore, do được đảm nhận các nhiệm vụ nhằm bảo vệ công trường xây cất, rà quét nơi tiềm ẩn nguy hiểm độc hại, cũng như dẫn đường cho người bị khiếm thị.
Trong đại dịch Covid-19, Singapore đă cho triển khai robot chó có tên
"Spot" làm dụng cụ nhắc nhở người dân giữ khoảng cách an toàn tại công viên Bishan-Ang Mo Kio.
Gần đây, ứng cử viên nghị sĩ đại diện đảng Tiến bộ Singapore (
PSP) Tony Tan cũng thấy xuất hiện với robot chó trong chiến dịch tranh cử của ông.
Robot chó, hay robot 4 chân, đă được phổ biến rộng rải từ khi các công ty chế tạo Mỹ, TQ cho ra mắt nhiều loại robot kể từ năm 2016. Theo giới quan sát, xu hướng dùng robot chó ở Singapore phản ảnh mức độ phổ biến của loại robot này trên toàn thế giới sau gần một thập kỷ qua.
Robot chó "Spot" đi tuần tra tại công viên Bishan-Ang Mo Kio (Ảnh minh họa)
Nhiều quốc gia, vùng lănh thổ đă cho triển khai robot chó làm chó cảnh sát, làm vũ khí ở vùng chiến, hoặc làm nhiệm vụ kiểm tra trong các nhà máy hạt nhân, hoặc môi trường nguy hiểm đối với con người.
Tại Singapore, ngành robot đang h́nh thành và mở rộng rất mạnh mẽ. Nhiều công ty đă khai thác các dịch vụ có liên quan đến robot chó, đặc biệt là các hoạt động giám sát, tuần tra an ninh thay thế cho con người, theo Phó giám đốc
Chương tŕnh Robot Quốc gia (NRP) Chan U-Gene cho biết.
NRP, với mục tiêu hỗ trợ thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành robot, đă ghi nhận có hơn 300 công ty liên quan đến robot trên khắp quốc đảo này, tăng từ khoảng 200 công ty hồi năm 2023.
Dù không theo dơi số lượng cụ thể các robot chó đang được cho sử dụng, ông Chan cho biết các cơ sở kinh doanh đang t́m cách khai thác dịch vụ từ các robot có chân thay v́ robot có bánh xe, do chúng linh động hơn và có thể thích ứng với nhiều địa h́nh như lên xuống cầu thang, ngoài trời.
Thị trường robot ở Singapore gồm có nhiều công ty TQ hoạt động. Giá của robot chó ở nước này hiện khoảng 2,700 USD, thấp hơn nhiều so với mức giá hàng chục ngàn USD cách đây gần một thập kỷ.
Một loại dịch vụ nổi bật là robot chó làm nhiệm vụ dẫn đường cho người bị khiếm thị, đang được Đại học Quốc gia Singapore (
NUS) cho thử nghiệm rộng rải.
Robot chó loại này rẻ tiền và dễ được huấn luyện hơn chó dẫn đường thật. Khi kỹ thuật được cải tiến và hoàn thiện, chúng sẽ được cho sử dụng rộng răi, ông Cai Shaojun, nghiên cứu sinh tiến sĩ về robot tại Viện Hệ thống Thông minh
NUS, cho biết. Ông chỉ ra t́nh trạng bị thiếu hụt loại chó dẫn đường và thực tế là chi phí chăm sóc chúng không hề nhỏ.
Tính cho đến tháng 6/2024, Singapore chỉ có 9 con chó dẫn đường trong khi nước này ghi nhận hơn 40,000 người khiếm thị, suy giảm thị lực. Phần lớn số chó do
Guide Dogs Singapore huấn luyện, họ cũng phụ trách lựa chọn ra giúp cho chúng phục vụ người khiếm thị cụ thể nào đó, v́ chó phải có thời gian làm quen trước khi tiếp cận với đối tượng của ḿnh.
Nghiên cứu sinh Cai Shaojun đang đi bộ cùng robot chó dẫn đường cho người khiếm thị ở Singapore. (Ảnh minh họa)
Khác với chó thật, robot chó có thể được lập tŕnh qua trí tuệ nhân tạo (
AI) và phần mềm nhận dạng h́nh ảnh để nắm hiểu các hiệu lệnh phức tạp, chẳng hạn như dẫn chủ đến siêu thị hoặc đến các địa điểm cụ thể nào khác.
Nhóm chuyên gia của nghiên cứu sinh Cai đă cho thử nghiệm robot chó dẫn đường với khoảng 10 người bị khiếm thị và đang huấn luyện cho chúng biết leo cầu thang, di chuyển qua các địa h́nh khó khăn hơn.
Ban đầu, nhóm này cân nhắc sử dụng các h́nh thức robot khác, nhưng cuối cùng họ quyết định chọn thiết kế robot 4 chân linh động, phù hợp hơn với người bị khiếm thị. Nhóm có kế hoạch cho triển khai robot chó dẫn đường tại nhiều địa điểm hơn như ở các nút giao thông, công viên vào cuối năm nay.
Một dự án khác của
NUS, do Phó giám đốc pḥng thí nghiệm AI của NUS Harold Soh dẫn đầu, đang phát minh ra phần mềm lập tŕnh giúp cho robot di chuyển mượt mà hơn trong một không gian đông người, qua khả năng nhận diện các tín hiệu giao tiếp xă hội.
Robot chó c̣n được sử dụng làm chó canh gác.
SBS Transit, một trong những tập đoàn vận tải công cộng lớn nhất Singapore, đă cho triển khai robot chó để đi tuần tra hàng rào bao quanh bến xe buưt Seletar từ tháng 9/2024.
Loạt robot chó có tên
"Mars", được chế tạo bởi công ty
Weston Robot, có trang bị camera độ phân giải cao, cảm biến h́nh ảnh nhiệt và các cảm biến khác để phát hiện ra người lạ xâm nhập hoặc các dấu hiệu xâm nhập trái phép hàng rào.
Các nhân viên an ninh có thể theo dơi từ xa thông qua tín hiệu trực tiếp được robot
Mars truyền về hệ thống giám sát tập trung.
"Khả năng di chuyển bằng 4 chân của Mars cho phép nó dễ dàng vượt qua các băi cỏ, lề đường, cống rănh, leo cầu thang trong khu vực bến xe", phát ngôn viên
SBS Transit cho biết.
"Kết quả cuộc thử nghiệm này rất khả quan. Chúng tôi đang xem xét mở rộng việc sử dụng robot tại các bến xe khác".
Robot kiểm tra tàu của SBS Transit ở Singapore. (Ảnh: ST)
Hồi năm 2020, chó robot
Spot được cho triển khai ở công viên Bishan-Ang Mo Kio để ước tính số lượng người trong công viên qua cảm biến, nhắc nhở họ tuân thủ các biện pháp giăn khoảng cách do Covid-19 qua thông điệp được ghi âm sẵn, phát qua loa.
Robot
Spot cũng từng làm việc tại cở sở cách ly cộng đồng
Changi Exhibition Centre, nơi được cấp thuốc men cho các bệnh nhân bị mắc dịch Covid-19 thể nhẹ.
Singapore cũng cho sử dụng robot chó với để kiểm tra các địa điểm nguy hiểm.
SP Group, tập đoàn phân phối điện lực, khí đốt quốc gia Singapore, đă cho robot chó
SPock đi cùng các kỹ sư để kiểm tra 6 km đường hầm ngầm nhằm phát hiện ra các hiện tượng ṛ rỉ bất thường.
Được cho trang bị nhiều loại cảm biến,
SPock có thể phát hiện ra các vấn đề vượt quá năng lực về thị giác của con người, như các vết nứt đường hầm hoặc độ ẩm bất thường trong đường hầm. Điều này sẽ giúp cho các kỹ sư giữ được khoảng cách an toàn, giảm mức rủi ro khi phải tiếp xúc với môi trường tiềm ẩn nguy hiểm.
SBS Transit cũng sử dụng robot chó
Avatar tại ga tàu điện ngầm Sengkang từ tháng 7/2024 để kiểm tra gầm tàu, giúp phát hiện nhanh chóng các tấm chắn bị hở, nắp b́nh dầu lỏng lẻo hoặc t́nh trạng ṛ rỉ khí, vốn khó phát hiện ra bằng mắt thường.
Tập đoàn c̣n nghiên cứu khả năng sử dụng robot chó để phát hiện các trục trặc kỹ thuật khác như đèn bị hỏng, tay vịn thiếu hoặc bị hư hại.
Các chuyên gia nghiên cứu của
NUS cũng đang ứng dụng kỹ thuật này để cho kiểm tra t́nh trạng cầu thang trong nhà ở, quét từng bậc thang để bảo đảm chiều cao và độ rộng bề mặt bậc thang đồng đều. Trưởng nhóm dự án kiêm giảng viên cấp cao Justin Yeoh cho biết dự án này sẽ được tách ra thành một công ty khởi nghiệp trong những tháng sắp tới.
Nguồn: Straits Times