Đêm mùa hè của năm lên 10 tuổi là đêm cuối cùng tôi được ngủ ngon trong ṿng tay mẹ. Ngày mẹ đi lấy chồng là ngày tôi thành đứa trẻ mồ côi.
Suốt những năm tháng trưởng thành, tôi luôn sống trong suy nghĩ bản thân là đứa trẻ bất hạnh khi bố qua đời, mẹ đi bước nữa.
Bố mất năm tôi lên 3 tuổi. Nhà chồng quá hà khắc, mẹ đưa tôi về sống cùng bà ngoại. Mẹ tôi cũng là trẻ mồ côi bố từ nhỏ.
Nhà bà ngoại rất nghèo, hè đến nắng rọi thẳng vào nhà, đông về th́ gió luồn qua khe cửa. Tôi thấy mẹ và ngoại suốt ngày dăi nắng dầm mưa ngoài đồng nhưng bữa cơm nhà chẳng mấy khi có món ngon.
Nhưng với một đứa trẻ như tôi, chuyện đó chẳng quan trọng. Tôi vẫn vui với cuộc sống có mẹ và ngoại, những khi được mẹ ôm ngủ, hay những lúc được theo ngoại ra đồng nô đùa. Dù mồ côi cha, tôi vẫn không thấy ḿnh thiếu thốn.
Tôi sống trong nỗi oán giận mẹ đi lấy chồng mà không dắt ḿnh theo. Ảnh minh họa: PT
Năm tôi 10 tuổi, mẹ tái giá. Mẹ về nhà chồng mà chẳng dắt tôi theo. Mẹ dặn tôi cứ ở lại sống cùng ngoại, mẹ sẽ gửi tiền, gửi quà về cho tôi, c̣n hứa hẹn thường xuyên về thăm tôi.
Đêm trước ngày mẹ về nhà chồng là đêm cuối cùng tôi được ngủ ngon trong ṿng tay mẹ.
Mẹ tôi lấy chồng huyện khác, cách nhà ngoại khoảng 10km. Sau ngày cưới, mẹ thi thoảng về thăm tôi nhưng cũng chỉ trong chốc lát. Những buổi ghé thăm thưa dần, đặc biệt sau khi mẹ mang bầu, sinh em, có khi vài tháng tôi chẳng được gặp mẹ.
Mẹ không về thăm tôi nhiều, không quan tâm, yêu thương tôi như đă hứa hôm nào. Vắng mẹ, tôi như con diều đứt dây. Căn nhà cũ kỹ càng thêm vắng lặng với dáng vẻ trầm ngâm của ngoại.
Đă bao lần tôi muốn hỏi “mẹ đi lấy chồng sao không dắt con theo?” nhưng sợ ngoại buồn mà chẳng dám cất lời.
Cũng có lần, tôi mượn được chiếc xe đạp của bạn, giữ trưa hè đạp xe sang làng bên t́m mẹ. Tôi đâu biết mẹ ở nơi nào, đành hỏi người dân xung quanh về “nhà của mẹ H.”. Cuối cùng, tôi bị lạc và chiều tối mới được ngoại t́m về.
Tối đó, mẹ đến thăm tôi. Mẹ dặn tôi không được đạp xe đi t́m mẹ nữa, lạc đường nguy hiểm. Đó là lần đầu tiên, cũng là lần cuối cùng tôi đi t́m mẹ. Sau này, kể cả biết chính xác nhà mẹ ở đâu, tôi cũng không bao giờ đến nữa.
Hai năm sau ngày mẹ tái giá, ông bà nội xuống đón tôi về nuôi. Ngoại chẳng giữ được tôi, mẹ cũng không thể ngăn cản.
Về ở với ông bà nội một thời gian, tôi lại được đưa lên nhà bác gái ruột cách đó hơn 200km. Ông bà nội nói họ già rồi, không thể nuôi được tôi. Để tôi về với bác gái sẽ được học hành đàng hoàng hơn.
Tôi một lần nữa phải học cách sống với những người xa lạ.
Tôi chẳng c̣n liên lạc nhiều với mẹ. Mẹ cũng vậy. Tôi nghĩ, mẹ bận rộn với gia đ́nh mới, nào có thời gian để tâm đến đứa con vốn đă bị bỏ rơi như tôi. Thú thực, tôi đă sống với nỗi oán giận mẹ suốt nhiều năm như thế.
Sau khi ngoại mất, mối liên kết giữa tôi và mẹ càng mờ nhạt.
Tôi sớm ra đời bươn chải, tự lập và khá bản lĩnh. 27 tuổi, tôi gom góp đủ vốn mở một cửa hàng quần áo ở thành phố. 30 tuổi, tôi kết hôn. Đứng ra tổ chức đám cưới cho tôi là vợ chồng bác gái, mẹ tôi chỉ đến tham dự như một vị khách.
Thực ra, bà muốn lên trao vàng cho tôi, tự ḿnh trao tay tôi cho nhà chồng nhưng tôi nhất quyết từ chối.
Tôi cảm thấy, người mẹ đă bỏ rơi ḿnh năm nào không đủ tư cách để làm việc đó. Đến giờ, tôi vẫn nhớ rơ ánh mắt đượm buồn của mẹ vào thời khắc tôi lạnh lùng từ chối cái nắm tay của bà.
Tôi mới sinh con đầu ḷng được 3 tháng. Dạo gần đây, tôi bỗng nhớ mẹ rất nhiều, trong đầu luôn vảng vất h́nh ảnh được mẹ đút cơm ăn, được mẹ ôm ngủ trên chiếc chơng tre trước hiên nhà.
Dường như, việc trở thành mẹ đă khiến tôi thấu hiểu hơn nỗi ḷng của mẹ, cũng khao khát sự quan tâm, yêu thương của đấng sinh thành. Tôi muốn bấm máy gọi cho mẹ nhưng ḷng tự tôn lại không cho phép!
Đầu tôi lại quay cuồng với đủ thứ “giá như”. Giá như ngày xưa mẹ đừng đi bước nữa, giá như mẹ đi lấy chồng mà dẫn tôi theo...
Chỉ cần được sống cùng mẹ, dù cuộc sống khó khăn đến mấy, dù tôi phải chịu cảnh “con anh, con tôi, con chúng ta”... tôi cũng cam ḷng. Bởi lẽ, những khó khăn ấy chẳng là ǵ so với nỗi tổn thương bị mẹ bỏ rơi.