Eu lúng túng trước Trung Quốc
Một nhà công nghiệp hàng đầu của Đức hôm 2/7 cho rằng Liên minh châu Âu (EU) có thể "nộp đơn xin trở thành một tỉnh của Trung Quốc" v́ không thể tự tách khỏi nguồn cung nguyên liệu thô quan trọng từ Trung Quốc – những nguyên liệu được dùng trong mọi thứ từ xe điện đến điện thoại thông minh và tua bin gió.
Đó là Stefan Scherer, Giám đốc điều hành của AMG Lithium – nhà máy đầu tiên của EU sản xuất lithium hydroxide, vật liệu được sử dụng trong nhiều loại pin ô tô.
Phát biểu tại nhà máy AMG ở Bitterfeld-Wolfen (Đức), Scherer nói: "Châu Âu phải tách rời khỏi Trung Quốc, nếu không th́ mọi thứ chỉ là vô nghĩa".
Hồi tháng 3, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cam kết rằng EU sẽ "thúc đẩy sản xuất trong nước để tránh sự phụ thuộc chiến lược, đặc biệt trong lĩnh vực pin". Nhưng theo Scherer, thực tế là các nhà sản xuất linh kiện – các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) – đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế giá rẻ từ Trung Quốc, từ thép cho đến toàn bộ pin.
Ông cảnh báo rằng nếu EU không có hành động thiết thực, t́nh h́nh sẽ không thay đổi và điều này có thể đe dọa các mục tiêu khí hậu của khối. "Có lẽ tốt hơn hết là nên nộp đơn xin trở thành một tỉnh của Trung Quốc....".
Nhà máy AMG Lithium tại Bitterfeld-Wolfen, mở cửa năm ngoái, đặt mục tiêu sản xuất 20.000 tấn lithium hydroxide mỗi năm – đủ cho 500.000 xe điện. Nhà máy đă cho ra đời lô thử nghiệm đầu tiên vào tháng trước và kỳ vọng sẽ đạt sản lượng lớn vào cuối năm nay.
Scherer khẳng định: "Tôi không nghi ngờ ǵ về việc chúng tôi có thể bán sản phẩm này tại châu Âu", nhưng ông cũng nhấn mạnh: "Tôi đang nói đến chiến lược dài hạn – các khoản đầu tư vào nguồn tài nguyên và nhà máy lọc của châu Âu – và điều đó phải được thực hiện ngay bây giờ. Phải mất ít nhất năm năm, nếu may mắn, để đạt được điều đó".
Trung Quốc đi trước một thế hệ
Ông chỉ trích Đạo luật Nguyên liệu thô quan trọng năm 2024 (CRMA) của EU – vốn được coi là trụ cột trong chiến lược giảm phụ thuộc Trung Quốc – cho rằng đạo luật này không bắt kịp các chính sách khuyến khích sản xuất nội địa như ở Mỹ.
"Mỹ có chính sách nội dung nội địa. Ở đó, các nhà sản xuất buộc phải có tỷ lệ nội địa nhất định với nguyên liệu được coi là quan trọng – điều đó bắt buộc phải được sản xuất tại Mỹ".
"Chúng tôi th́ không có điều đó. Chúng tôi có ư định, nhưng không có hành động cụ thể. Nếu bạn không bị phạt v́ không mua hàng EU, th́ tại sao phải mua? Người ta sẽ cứ tiếp tục mua từ Trung Quốc".
Trái lại, Trung Quốc đă có kế hoạch từ gần 20 năm trước – khi bắt đầu mua cổ phần các mỏ và kư hợp đồng cung ứng trên toàn thế giới, trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường của Chủ tịch Tập Cận B́nh từ năm 2013.
Hiện nay, Trung Quốc tinh chế 60% nguồn cung lithium toàn cầu và kiểm soát 60% sản lượng linh kiện pin, tạo ra lợi thế áp đảo trên thị trường.
Brussels và Washington vẫn đang nỗ lực đàm phán trước thời hạn ngày 9/7 – khi mức thuế 50% có thể được áp dụng với toàn bộ hàng nhập khẩu của EU vào Mỹ. Các nhà đàm phán châu Âu đang t́m cách giảm mức thuế cơ bản 10% và giành được nhượng bộ trong những lĩnh vực then chốt như thuế biên giới 25% với ô tô và 50% với thép, nhôm.
Theo Scherer, ngành công nghiệp ô tô của Đức – vốn đang gặp khó khăn – có thể c̣n tiếp tục lao đao trước khi có chuyển biến.
Một trong những điều khiến ông lo ngại nhất là chi phí năng lượng tại Đức – theo Eurostat, cao hơn 37% so với mức trung b́nh của EU. Đây cũng là nỗi lo của ngành thép Đức: tập đoàn ThyssenKrupp mới đây cảnh báo ngành này có thể bị xóa sổ bởi sự kết hợp giữa thuế quan của chính quyền Trump, chi phí năng lượng cao và hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc.
Theo Scherer, giải pháp có thể là kết hợp giữa thuế quan tạm thời, ưu đăi thuế và lời mời Trung Quốc đầu tư vào châu Âu – với điều kiện họ tuyển dụng người lao động bản địa.
VietBF@ Sưu tập
|