12 năm tận tụy chăm sóc cụ ông neo đơn, người đàn ông nhận được phần thưởng xứng đáng – quyền thừa kế 5 bất động sản trị giá hàng triệu đô.
Không máu mủ ruột thịt, không ràng buộc hôn thú, người đàn ông họ Liu vẫn chăm sóc cụ ông 93 tuổi suốt hơn một thập kỷ. Khi ông qua đời, bản thỏa thuận thừa kế được hé lộ đă khiến em gái và cháu của cụ bất ngờ xuất hiện, đ̣i chia tài sản. Câu chuyện làm dấy lên tranh căi về t́nh – tiền – nghĩa trong một xă hội đang già hóa nhanh chóng.
Thừa kế 5 bất động sản sau 12 năm chăm cụ già tận tâm không lời than
Theo South China Morning Post đưa tin, một người đàn ông lớn tuổi họ Ruan, sinh năm 1930, tại Bắc Kinh, Trung Quốc, không lập gia đ́nh, cha mẹ mất sớm.
Đến năm 81 tuổi, ông gặp khó khăn trong việc tự chăm sóc bản thân, nên đă liên hệ với chính quyền địa phương, nhờ được hỗ trợ.
Chính quyền đă giới thiệu anh Liu – một người đàn ông trẻ tuổi có uy tín trong làng – đến hỗ trợ.
Một bản thỏa thuận thừa kế được lập giữa hai bên: Anh Liu sẽ chăm sóc ông Ruan đến cuối đời và lo toàn bộ hậu sự, đổi lại sẽ được hưởng toàn bộ tài sản của cụ sau khi mất.
Bản hợp đồng không ồn ào, cũng chẳng có luật sư lập chứng, nhưng lại là nền móng của một câu chuyện xúc động kéo dài hơn một thập kỷ.
Không ruột thịt, vẫn tận tụy như người thân
Trong suốt 12 năm, anh Liu và gia đ́nh nhỏ của ḿnh đă đối xử với ông Ruan như người thân ruột thịt.
Họ không chỉ lo cơm nước, thuốc men, mà c̣n ghi lại những khoảnh khắc đầm ấm bên ông: sinh nhật, chúc Tết, thậm chí có cháu nhỏ c̣n cúi đầu rửa chân cho cụ.
Một người dân làng chia sẻ: "Ông Ruan bị bệnh phổi, anh Liu lắp hẳn 5 máy thở oxy trong nhà. Mỗi sáng cụ đều được ăn trứng, sữa và thực đơn luôn thay đổi với cháo, ḿ, thịt hầm..."
5 bất động sản trị giá hàng triệu USD và cuộc chiến thừa kế từ người thân xa cách
Khi cụ ông qua đời ở tuổi 93, anh Liu đă lo toàn bộ tang lễ, đúng như cam kết. Nhưng rồi một bước ngoặt xảy ra: em gái và hai cháu của ông Ruan bất ngờ xuất hiện và đ̣i chia tài sản với lư do "là người thân máu mủ".
Họ nhấn mạnh rằng thỏa thuận thừa kế kia không thể làm mất quyền thừa kế hợp pháp theo huyết thống.
Khối tài sản gây tranh căi gồm 5 bất động sản tái định cư tại Bắc Kinh – vốn là tài sản ông Ruan được đền bù khi nhà cũ bị giải tỏa. Với giá niêm yết khoảng 7.600 USD/m², tổng giá trị ước tính lên đến hàng triệu USD.
Ra ṭa tranh chấp quyền thừa kế: Người dưng thắng kiện, người thân trắng tay
Không chấp nhận bị vu oan hay bị buộc phải chia tài sản trái cam kết, anh Liu quyết định khởi kiện để ṭa án công nhận thỏa thuận thừa kế và quyền chuyển nhượng hợp pháp.
Trong suốt quá tŕnh xét xử, người dân địa phương đă ra làm chứng, khẳng định gia đ́nh anh Liu là người duy nhất chăm lo cho ông Ruan trong suốt 12 năm.
Ṭa án sau đó xác nhận các thân nhân xuất hiện quá muộn và gần như không có mối quan hệ thực tế nào với ông Ruan.
Phán quyết cuối cùng: anh Liu hợp pháp thừa kế toàn bộ tài sản theo thỏa thuận.
Thừa kế là phần thưởng, không phải món nợ t́nh thân
Vụ việc đă gây ra cuộc tranh luận lớn trên mạng xă hội Trung Quốc. Hầu hết cư dân mạng ủng hộ anh Liu và cho rằng "t́nh nghĩa hơn huyết thống".
"12 năm không công không lương, chỉ mong ông sống vui. Số tài sản kia chưa chắc đă bù nổi những ngày chăm sóc tận tụy ấy."
"Có bao nhiêu người thân không đoái hoài lại quay về chỉ v́ bất động sản?"
Câu chuyện làm nổi bật một thực tế đáng lo: tại Trung Quốc, dân số trên 60 tuổi sẽ chiếm tới 28% vào năm 2040. Trong bối cảnh xă hội già hóa, việc ai sẽ chăm sóc người cao tuổi, ai xứng đáng được thừa kế tài sản, sẽ c̣n là đề tài khiến nhiều gia đ́nh và cả pháp luật phải tiếp tục đối mặt.
Nhận thân dưỡng già: Hiện tượng mới trong xă hội Trung Quốc
Thời gian gần đây, các mạng xă hội Trung Quốc như Weibo, Douyin hay RedNote chứng kiến sự lan rộng của một hiện tượng đặc biệt: hàng loạt người trẻ đăng bài t́m kiếm cha mẹ nuôi trong khi không ít người lớn tuổi chủ động "tuyển" con không cùng huyết thống.
Những lời kêu gọi như "9X muốn nhận mẹ nuôi, có thể cùng tṛ chuyện, đi dạo và phụng dưỡng tuổi già", hay "58 tuổi, độc thân, có nhà và lương hưu, muốn t́m con gái nuôi" xuất hiện dày đặc trên mạng xă hội nước này.
Theo báo cáo trên trang Sina ngày 15/5, "nhận thân" phát sinh từ sự mất cân bằng cung - cầu cảm xúc trong bối cảnh dân số Trung Quốc già hóa nhanh chóng. Người già độc thân, không con cái hoặc thuộc nhóm "gấp đôi thu nhập, không con cái" (DINK) đang đối mặt với t́nh trạng bị cô lập kéo dài.
Trong khi đó nhiều người trẻ ở đô thị chịu áp lực vật chất và tinh thần lại khao khát một chỗ dựa cảm xúc. Cả hai nhóm t́m đến nhau trong mối quan hệ mô phỏng huyết thống, thường dưới dạng hợp đồng ngầm, nơi cảm xúc và lợi ích đan xen.
Một bạn trẻ tên là Trần Lâm (27 tuổi) ở Bắc Kinh sau khi đăng bài t́m cha mẹ nuôi trên mạng đă kết nối được với một số người lớn tuổi, từ đó h́nh thành những mối quan hệ hỗ trợ và đồng hành. Một cựu giáo viên họ Vương sống một ḿnh ở Đại Liên thậm chí đă cho thuê pḥng với giá thấp để đổi lấy sự hiện diện của người trẻ, giảm bớt cảm giác cô quạnh.
Báo cáo của Sina nhận định trong xă hội bị phân ră bởi đô thị hóa và sự thu hẹp của gia đ́nh truyền thống, các quan hệ mô phỏng người thân có thể tạo nên kết nối cảm xúc mới. Tuy nhiên hiện tượng này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Sina dẫn báo cáo của Ṭa án quận Tùng Giang (Thượng Hải) cho biết từng có trường hợp một nam streamer lợi dụng danh nghĩa nhận mẹ nuôi để lừa hơn 500.000 nhân dân tệ (gần 1,8 tỉ đồng). Theo một văn pḥng luật tại Bắc Kinh, số vụ tranh chấp liên quan "nhận thân" gia tăng mỗi năm, chủ yếu xoay quanh việc tặng cho tài sản, nhà đất, hoặc vay mượn tiền không hợp đồng.
Báo cáo ngày 16/5 của Nam Phương Đô Thị chỉ rơ đây là quan hệ hỗn hợp, vừa là t́nh cảm vừa là giao dịch kinh tế. Tuy nhiên theo Luật nhận nuôi năm 1991 của Trung Quốc, các mối quan hệ cha mẹ - con cái không đích danh không được pháp luật công nhận là quan hệ nuôi con hợp pháp, cũng không thỏa măn điều kiện để xác lập quan hệ lao động theo Luật lao động. Điều này tạo ra vùng xám pháp lư khiến cả hai bên dễ trở thành nạn nhân khi tranh chấp xảy ra.
Không chỉ là vấn đề tài sản, các hệ lụy tâm lư - đạo đức cũng được báo Sina và Nam Phương Đô Thị chỉ ra. Nhiều người trẻ cho biết họ rơi vào trạng thái "lao động cảm xúc bán thời gian", phải duy tŕ quan hệ 8 tiếng mỗi tuần để nhận được hỗ trợ tài chính hoặc chỗ ở.
Ngược lại, một số người già phàn nàn con nuôi đ̣i hỏi vật chất hoặc cắt đứt liên lạc khi đạt được mục đích. Điều này cho thấy ranh giới mong manh giữa chăm sóc và lợi dụng t́nh cảm trong các quan hệ không ràng buộc.
Hiện tượng "nhận thân dưỡng già" cũng phản ánh sự suy yếu của thiết chế gia đ́nh truyền thống và hạn chế của hệ thống an sinh xă hội. Bộ Dân chính Trung Quốc thống kê tỉ lệ người già "không có con cái chăm sóc" tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu đă vượt 70%. Trong khi đó, viện dưỡng lăo bị phê phán là thiếu cá nhân hóa, nhân lực chăm sóc chuyên biệt c̣n hạn chế.
Bối cảnh này khiến nhiều người cao tuổi chủ động t́m đến mô h́nh sống chung với người trẻ như một cách thoát khỏi sự cô đơn và nỗi bất an về tuổi già. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc khuyến khích mô h́nh "nhận thân" cần được đặt trong khuôn khổ pháp lư và đạo đức rơ ràng.
VietBF@ sưu tập
|
|