Tay đua McLaren Oscar Piastri xem án phạt 10 giây ở Grand Prix Anh hôm 5/7 là quá nặng, nhưng thực tế cho thấy, cú phanh gấp của tay đua này hôm đó rất nguy hiểm.
Tại ṿng 21 cuộc đua chính Grand Prix Anh, sau khi ban tổ chức thông báo xe an toàn sắp rút khỏi đường đua, chiếc MCL39 của Piastri bỗng nhiên chậm lại trên đoạn đường thẳng Hangar. Sự giảm tốc đột ngột này diễn ra khi tay đua của McLaren gần tới góc cua số 15 Stowe và sắp bị Max Verstappen vượt qua phía bên phải.
Chiếu chậm cho thấy chiếc RB21 của Verstappen phải đánh lái gấp để tránh va chạm giữa hai xe. Trên sóng radio ngay lúc đó, tay đua Hà Lan của Red Bull đă chỉ trích Piastri gay gắt sau khi né va chạm.
Pha xử lư của Piastri cùng những chỉ trích của Verstappen nhanh chóng được các trọng tài lưu ư. Sau ít phút xem xét, các trọng tài quyết định phạt Piastri cộng 10 giây, do vi phạm các quy tắc liên quan tới xe an toàn. Án phạt được thực hiện ở lần vào pit cuối của tay đua người Australia tại ṿng 43 khiến anh tụt xuống thứ nh́. Piastri tức giận khi vuột chiến thắng mà anh tưởng cầm chắc vào tay đối thủ cạnh tranh ngôi vô địch và cũng là đồng đội Lando Norris.
Những trao đổi trên sóng phát thanh cho thấy Piastri khẳng định án phạt là bất công, và đề nghị McLaren yêu cầu Norris trả lại vị trí dẫn đầu cho anh. Tuy nhiên, sau đó không có mệnh lệnh nào của McLaren được đưa ra, và cuối cùng, Norris về nhất với 6,8 giây nhanh hơn Piastri, qua đó, thu hẹp khoảng cách trên bảng điểm cá nhân xuống chỉ c̣n 8 điểm.
Sau cuộc đua, lănh đạo đội đua McLaren Andrea Stella thừa nhận đă cân nhắc kháng cáo, nhưng cuối cùng vẫn quyết định chấp nhận án phạt, dù Piastri khẳng định hành động của anh không khác pha xử lư của George Russell tại Montreal, Canada tháng trước. Khi đó, tay đua Anh của đội Mercedes cũng giảm tốc độ gấp khi chạy ngay sau xe an toàn. Bất chấp những lời phàn nàn từ Verstappen - người lúc đó cũng chạy ngay sau, Russell không bị phạt.
Vậy tại sao có sự khác biệt trong cách xử lư t́nh huống của ban tổ chức với Piastri và Russell?
Trước tiên, các trọng tài xem xét dữ liệu từ hệ thống định vị, video, dữ liệu đo từ xa, radio của đội đua và bằng chứng video trên xe ở t́nh huống của Piastri. Theo đó, ngay khi có thông báo xe an toàn sẽ rút lui cuối ṿng đó và đèn cảnh báo tắt, Piastri đột ngột phanh gấp (lực phanh 59,2 psi). "Tốc độ chiếc MCL39 ở giữa đoạn đường thẳng giữa khúc cua 14 và khúc cua 15 giảm từ 218 km/h xuống 52 km/h, buộc Verstappen phải đánh lái để tránh va chạm", báo cáo có đoạn.
Trong khi đó, điều 55.15 của bộ luật thể thao do FIA ban hành, yêu cầu "Để tránh khả năng xảy ra tai nạn trước khi xe an toàn quay trở lại pit, từ thời điểm đèn trên xe an toàn tắt các tay đua phải chạy với tốc độ không được thay đổi đột ngột hoặc không có bất kỳ động tác nào khác có thể gây nguy hiểm cho những tay đua khác hoặc cản trở việc khởi động lại".

Piastri dẫn đầu cuộc đua và tăng tốc nhanh vào thời điểm xe an toàn sắp rút khỏi đường đua. Ảnh: F1
Theo quy tŕnh thông thường, khi ban tổ chức thông báo xe an toàn sẽ rút lui ở cuối ṿng đua, tắt đèn màu cam cảnh báo xe an toàn đồng nghĩa với việc cuộc đua sắp khởi động lại. Khi xe dẫn đầu chạy tới vạch quy định ở đầu lối vào pit cuối ṿng đua, cuộc đua sẽ được bắt đầu lại. Tốc độ đoàn đua là do tay đua dẫn đầu quyết định, xe dẫn đầu được phép làm chậm nhóm, tạo khoảng cách với các xe lân cận, rồi tăng tốc khi cán vạch quy định. Các xe sau phải tập trung quan sát hành vi của xe phía trên để tăng giảm tốc độ cho phù hợp.
Các trọng tài nhận định, pha đạp phanh của Piastri đă vượt qua ngưỡng phanh gây nguy hiểm, nên phạt anh 10 giây. Ở t́nh huống tương tự tại Canada mà Russell thoát án, tay đua người Anh của đội Mercedes đạp phanh với áp suất 30psi, tức gần bằng 50% lực đạp phanh của Piastri tại Grand Prix Anh vừa qua.
Piastri giải thích cú phanh đột ngột trên trùng với thời điểm đèn báo xe an toàn tắt. "Lúc tôi đạp phanh, thấy đèn xe an toàn tắt, nên tôi không tăng tốc nữa, và Verstappen đă vượt qua tôi, điều đó hơi kỳ lạ, rồi tôi bị phạt. Chỉ đơn giản vậy thôi. Rơ ràng là bạn không c̣n có thể phanh sau xe an toàn nữa", anh phân bua.
Dữ liệu từ xe cũng xác nhận Piastri đă giảm tốc tương tự lúc xe an toàn rút đi lần đầu mà không bị phạt. Lúc đó, ở ṿng 17, Piastri giảm tốc từ 208 km/h xuống 50 km/h trong quăng đường 160 mét. Khi xe an toàn rút đi lần hai tại ṿng 21, thời điểm diễn ra hành vi khiến tay đua McLaren bị phạt, chiếc MCL38 giảm tốc từ 217 km/h xuống 52 km/h trong quăng đường 140 mét.
Khác biệt thực sự duy nhất khiến Piastri bị phạt ở lần hai là tốc độ của Verstappen ở hai thời điểm là khác nhau. Dữ liệu từ xe cho thấy khi cuộc đua sắp khởi động lại lần thứ hai, Verstappen di chuyển nhanh hơn đáng kể lúc Piastri bắt đầu phanh, so với lần khởi động lại đầu tiên. Dù điều kiện đường đua ở hai thời điểm có phần giống nhau, có lẽ ở ṿng 21, tay đua Hà Lan không quan sát kỹ Piastri ở phía trước, nên phản ứng muộn hơn, và v́ thế, phải đánh lái gấp để tránh va chạm.
Giám đốc điều hành đội đua McLaren, Zak Brown cho rằng xe an toàn được gọi về quá sát thời điểm cuối ṿng đua khiến Piastri không kịp phản ứng. Ông nói: "Xe an toàn có vẻ được gọi về muộn. Max tăng tốc, Oscar phanh, khiến t́nh h́nh trông tệ hơn thực tế. Số liệu thu thập từ xe cho thấy mọi thứ không giống như trên TV. Những h́nh phạt như thế này đều chứa đựng yếu tố chủ quan. Khi các tay đua đạp phanh, áp suất phanh là 130 Psi. Trời mưa, t́nh huống gọi xe an toàn về khá muộn. Một thông báo gần như suưt nữa thành sai lầm".
Tuy nhiên, cựu tay đua F1 Jenson Button đồng t́nh với phán xử của ban tổ chức "Vấn đề lớn nhất là khi tắt đèn, xe an toàn vừa mới bắt đầu tăng tốc. Khi đó Piastri tăng tốc từ 60 dặm/giờ lên 130 dặm/giờ chỉ trong chớp mắt. Cậu ấy giải thích rằng 'Tôi cần phải giảm tốc độ v́ có xe an toàn ở phía trước và tôi cần giữ khoảng cách'. Tôi phải nói rằng hành động đó quá nguy hiểm. Nếu trời khô ráo th́ có thể ổn. Nhưng trời ướt và tầm nh́n hạn chế, nó quá nguy hiểm".