Cựu chỉ huy Không quân Ấn Độ chỉ trích báo cáo sơ bộ về vụ rơi Boeing 787 làm 260 người thiệt mạng, cho rằng kết luận 'tắt động cơ sau cất cánh' là phi lư và báo cáo thiếu nhiều chi tiết quan trọng.Ông Sanjeev Kapoor, cựu Chỉ huy Không quân Ấn Độ (IAF), đă phản bác báo cáo sơ bộ ngày 12/7 của Cục Điều tra Tai nạn Hàng không Ấn Độ (AAIB) cho rằng việc hai công tắc nhiên liệu động cơ gần như đồng thời bị chuyển sang chế độ ngắt đă khiến máy bay bị ngừng cấp nhiên liệu dẫn tới vụ tai nạn thảm khốc của máy bay Boeing 787 Dreamliner hôm 12/6 và làm 260 người thiệt mạng.
Ông Kapoor đă chỉ trích gay gắt báo cáo dài 15 trang của AAIB, cho rằng kết luận của báo cáo chưa đầy đủ và thời hạn báo cáo bị tŕ hoăn một cách đáng ngờ.
Phản ứng trước thông tin từ AAIB rằng một trong các phi công đă phát đi ba cuộc gọi cấp cứu liên tiếp trước khi máy bay rơi, ông Kapoor nói: "Phi công không bao giờ chủ quan khi phát tín hiệu cấp cứu. Việc một tín hiệu cấp cứu được phát ra có ư nghĩa là đă xảy ra chuyện ǵ đó nghiêm trọng và chắc chắn cả hai động cơ đều hỏng. Nhưng nguyên nhân gây ra sự cố lại không được đề cập trong báo cáo sơ bộ này."Theo AAIB, thiết bị ghi âm buồng lái đă ghi lại cuộc trao đổi căng thẳng giữa hai phi công, trong đó một người hỏi người kia tại sao nguồn cung nhiên liệu bị cắt - động thái khiến cả hai động cơ mất công suất vài giây sau khi cất cánh.
Báo cáo cho biết công tắc điều khiển nhiên liệu của cả hai động cơ đă bị chuyển từ chế độ "chạy" sang "ngắt" chỉ trong ṿng một giây, dẫn đến việc máy bay bị mất độ cao ngay lập tức.
Ông Kapoor phản bác: "Thật kỳ lạ khi cho rằng bất kỳ phi công tỉnh táo nào lại cố t́nh bật công tắc ngắt nhiên liệu ngay sau khi cất cánh. Tại sao một phi công vừa cất cánh bằng tay lại quay máy bay 170 độ chỉ để tắt động cơ? Điều đó hoàn toàn phi lư."
Ông cũng chỉ trích AAIB khi "phải mất 20 ngày để công bố báo cáo sơ bộ, một khoảng thời gian quá dài. V́ họ đă có tất cả dữ liệu, báo cáo này đáng lẽ phải nhiều chi tiết hơn so với hiện tại"./.
|