Các cuộc tấn công bằng UAV của Israel và Ukraine đă buộc Lầu Năm Góc nh́n nhận lại mức độ nguy hiểm của cuộc chiến không người lái và t́m cách bảo vệ lănh thổ Mỹ trước mối đe dọa này.Trong nhiều năm qua, Lầu Năm Góc đă nỗ lực tăng cường hệ thống pḥng thủ máy bay không người lái (UAV) tại các căn cứ ở nước ngoài, theo tờ The New York Times.
Tuy nhiên, sau khi chứng kiến các cuộc tấn công bằng UAV trong cuộc xung đột Iran-Israel và Nga-Ukraine, quân đội Mỹ nhận thấy họ đang phải đối mặt mối nguy ở mức nguy hiểm và to lớn hơn những ǵ tưởng tượng.
Mối nguy UAV
Ông Andy Lowery - Giám đốc điều hành công ty Epirus (Mỹ) chuyên phát triển hệ thống pḥng thủ bằng công nghệ sóng vi ba - nhận định rằng cuộc chiến UAV giữa Nga và Ukraine đă phát triển với tốc độ chóng mặt.
Với sự hỗ trợ từ các nước phương Tây, Ukraine đă đầu tư mạnh vào công nghệ không người lái trong thời gian qua. Hiện Kiev đă phát triển được các loại phương tiện không người lái có thể tấn công cả tàu chiến, máy bay và xe tăng. Giới chức Mỹ ước tính trong vài tháng gần đây, UAV của Ukraine gây ra khoảng 70% thương vong cho quân đội Nga.Đặc biệt, trong Chiến dịch “Mạng Nhện” hồi đầu tháng 6-2025, cơ quan t́nh báo Ukraine đă có thể tuồn UAV vào sâu trong lănh thổ Nga, đồng loạt tấn công nhiều căn cứ không quân, phá hủy nhiều máy bay ném bom chiến lược của Moscow.
Kết quả của Chiến dịch “Mạng Nhện” cho thấy rơ những loại vũ khí không người lái rẻ tiền, dễ che giấu có thể gây thiệt hại lớn cho các lực lượng quân sự ở bất kỳ đâu.
Bên cạnh Chiến dịch "Mạng nhện" của Ukraine, sự kiện Israel sử dụng UAV tấn công Tehran hôm 13-6 cũng là một minh chứng cho thấy tốc độ lan rộng và phát triển đến mức chóng mặt của công nghệ không người lái trên toàn cầu.
Việc một cơ quan t́nh báo của Israel sử dụng UAV để thực hiện các cuộc tấn công ngay từ bên trong Iran, hay chiến dịch “Mạng Nhện” của Ukraine đă khiến cho những nhà hoạch định chính sách ở Lầu Năm Góc thấy rơ rằng mối đe dọa đối với quân đội Mỹ không chỉ đến từ bên ngoài mà c̣n tồn tại ngay trên đất Mỹ.
“Những ǵ chúng ta thấy ở Nga sẽ xảy ra ở nước Mỹ. Chiến dịch Mạng Nhện nên là hồi chuông cảnh tỉnh cho cả thế giới rằng điều này [mối đe dọa từ UAV] là rất, rất nghiêm trọng” - ông Lowery nhấn mạnh.
Lỗ hổng lớn
Tuy vậy, ông Christian Brose - Giám đốc chiến lược của công ty công nghệ quốc pḥng Anduril (Mỹ) - nhận định rằng mối đe dọa từ UAV như một vấn đề kiểu “sự kiện ngày 11-9”, trong khi Mỹ vẫn đang suy nghĩ theo tư duy của “ngày 10-9”.
“Sau một cuộc tấn công thảm khốc, chúng ta sẽ lại thấy hàng loạt bằng chứng cho thấy lẽ ra chúng ta đă phải nh́n thấy trước mối đe dọa này” - ông Brose nói.
Công ty Epirus của ông Lowery cảnh báo rằng sự phát triển của các loại phương tiện không người lái mới có thể đẩy quân đội Mỹ vào một “cuộc chiến du kích của máy móc” - một kiểu chiến đấu hoàn toàn xa lạ với tư duy quân sự truyền thống của Mỹ.
Tại phiên điều trần trước quốc hội Mỹ hồi tháng 6-2025, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Pete Hegseth cũng đă thừa nhận mối đe dọa từ các phương tiện không người lái nhỏ, rẻ, có thể mang thuốc nổ là “một mối nguy mới".
Trong khi đó, giới chức Lầu Năm Góc khẳng định họ nhận thức rơ mối đe dọa và đang tăng cường đầu tư vào các biện pháp pḥng thủ.
Đặc biệt ở Trung Đông, Mỹ đă thiết lập hệ thống pḥng thủ nhiều tầng lớp cho các căn cứ quân sự, gồm thiết bị phát hiện, gây nhiễu và tên lửa chống UAV. Những nỗ lực này gia tăng đáng kể sau khi 3 binh sĩ Mỹ thiệt mạng ở Jordan hồi tháng 1-2024 do bị tấn công bằng UAV.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo mối đe dọa không chỉ có ở nước ngoài, Mỹ vẫn chưa chuẩn bị đầy đủ tại sân nhà. Việc gia tăng đột biến sự xuất hiện của UAV bí ẩn trên bầu trời ở Mỹ vào tháng 11-2024, đặc biệt là các UAV này thường xuất hiện ở gần các cơ sở quân sự, là một minh chứng rơ nét.
Chạy đua t́m giải pháp
Trước t́nh h́nh trên, Lầu Năm Góc đă hành động. Tại phiên điều trần, Bộ trưởng Hegseth cho biết ngay sau chiến dịch “Mạng Nhện” của Ukraine nhằm vào Nga, ông đă họp với Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ - tướng Dan Caine, để đảm bảo rằng lực lượng Mỹ cả trong và ngoài nước đều được bảo vệ đầy đủ.Lầu Năm Góc mới đây cũng thành lập một cơ quan mới do Lục quân Mỹ dẫn đầu. Tướng James Mingus - Phó Tổng Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ - chia sẻ với Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) rằng cơ quan này sẽ chuyên trách vấn đề chiến tranh không người và các biện pháp đối phó.
Cơ quan này cũng được xây dựng theo mô h́nh của tổ chức chống bom tự chế (IED) từng được thành lập để bảo vệ binh sĩ Mỹ ở Iraq và Afghanistan hai thập niên trước.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng các hệ thống pḥng thủ hiện tại của Lục quân Mỹ đă lỗi thời, không c̣n theo kịp nhịp phát triển của chiến tranh không người lái hiện đại như trên chiến trường Ukraine. Trong khi đó, các công nghệ mới có thể phát hiện, xác định và tiêu diệt UAV nhanh chóng hơn.
Các chuyên gia quân sự cho rằng một hệ thống pḥng thủ UAV mạnh mẽ phải có nhiều phương án tác chiến, từ bắn hạ, gây nhiễu, cho đến phá hủy hàng loạt.
Chính v́ thế, các công ty quốc pḥng Mỹ đang đẩy mạnh phát triển công nghệ mới nhằm đối phó hiệu quả hơn với UAV. Họ hy vọng hàng tỉ USD mà Lầu Năm Góc dự kiến đầu tư vào chương tŕnh pḥng thủ tên lửa “Golden Dome” cũng sẽ được sử dụng để củng cố hệ thống pḥng thủ các phương tiện không người lái, chủ yếu là UAV.
Ông Lowery lưu ư rằng hệ thống pḥng thủ UAV là lĩnh vực hiếm hoi không bị cắt giảm ngân sách trong các đợt điều chỉnh chi tiêu của Lầu Năm Góc năm nay.
Công ty Anduril của ông Brose đang phát triển một hệ thống tích hợp nhiều phương thức phát hiện UAV như camera, radar, cùng nhiều cách hạ mục tiêu như bắn hạ hoặc gây nhiễu tín hiệu.
Trong khi đó, một số công nghệ mới mà các công ty khác đang phát triển như công ty Epirus không nhằm tiêu diệt từng chiếc UAV, mà sử dụng công nghệ năng lượng định hướng như sóng vi ba công suất cao để vô hiệu hóa hàng loạt UAV cùng lúc.
Bản thân quân đội Mỹ cũng đă tiến hành ít nhất hai cuộc thử nghiệm sử dụng hệ thống sóng vi ba này ở Trung Đông và Thái B́nh Dương.
Những nỗ lực này được đánh giá là sẽ mở đường cho việc thu hút những khoản đầu tư lớn hơn từ Lầu Năm Góc, trong bối cảnh cuộc đua t́m giải pháp pḥng thủ lănh thổ Mỹ trước các mối đe dọa không người lái khó lường vẫn c̣n là một chặng đường dài.
|