Theo Đài phát thanh Quốc tế DW (Đức) ngày 21/7, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa trở thành tâm điểm với những chính sách thuế quan đầy tranh căi.
DW cho biết việc ông Trump liên tục sử dụng thuế quan như một công cụ đắc lực để đạt được các mục tiêu vốn thường gắn liền với lệnh trừng phạt đă dấy lên nhiều câu hỏi: Liệu đây có phải là một "lệnh trừng phạt mới", hay chỉ là một canh bạc tiềm ẩn nhiều rủi ro về lạm phát và trả đũa, đe dọa sự ổn định của nền kinh tế thế giới?
Khi thuế quan trở thành "vũ khí"
Về bản chất, thuế quan là một loại rào cản đánh vào hàng nhập khẩu nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp nội địa. Trong khi đó, trừng phạt là h́nh phạt áp đặt lên các quốc gia khác, thường là dưới h́nh thức hạn chế thương mại hoặc tài chính, nhằm rừng phạt hoặc gây ảnh hưởng đến chính phủ của họ.
Tuy nhiên, dưới thời chính quyền Trump, ranh giới giữa hai khái niệm này dường như đă bị phai mờ. Kể từ khi trở lại Nhà Trắng vào tháng 1 năm nay, những lời đe dọa áp thuế của ông Trump đối với hàng chục quốc gia đă tạo ra sự bất ổn lớn cho các doanh nghiệp Mỹ và đối tác thương mại toàn cầu. Cái gọi là "điệu tango thuế quan" - tuyên bố áp thuế suất cao rồi đảo ngược đột ngột - phản ánh mục tiêu chính trị và kinh tế thay đổi của ông Trump. Ví dụ điển h́nh là thuế quan đối với Trung Quốc, đối thủ kinh tế và quân sự lớn nhất của Mỹ, đă tăng vọt lên 145% vào tháng 4 vừa qua trước khi giảm đáng kể vào tháng sau đó sau các cuộc đàm phán thương mại.
Theo Jennifer Burns, Phó Giáo sư lịch sử tại Đại học Stanford, quan điểm của ông Trump được định h́nh bởi sự trỗi dậy nhanh chóng của Nhật Bản vào những năm 1980, với cảm giác rằng Nhật Bản đang cạnh tranh gay gắt hơn ngành công nghiệp ô tô mang tính biểu tượng của Mỹ. Điều này phù hợp với tầm nh́n "Nước Mỹ trên hết" của ông, nhằm giải quyết thâm hụt thương mại khổng lồ, đặc biệt là với Trung Quốc, vốn lên tới 295 tỷ USD vào năm 2024.
Nhà Trắng đă bảo vệ cách tiếp cận của ông Trump, lập luận rằng thuế quan có thể được triển khai nhanh chóng và không đóng cửa hoàn toàn thị trường nước ngoài đối với các công ty Mỹ. Sophia Busch, Phó Giám đốc Trung tâm Địa kinh tế tại Hội động Đại Tây Dương, nhận định: "Ông ấy (Tổng thống Trump) có thể gia tăng áp lực này khi ông ấy muốn và sau đó lại gây áp lực trở lại khi thị trường bắt đầu hoảng loạn hoặc nó không c̣n phục vụ mục đích của ông ấy nữa. Điều này dễ dàng hơn nhiều với thuế quan so với trừng phạt".
Mặc dù bị chỉ trích rộng răi v́ khả năng gây lạm phát, thuế quan vẫn mang lại nguồn thu cho kho bạc Mỹ, điều mà các lệnh trừng phạt không làm được. Doanh thu từ thuế quan của Mỹ đă tăng 110% lên 97,3 tỷ USD trong nửa đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, và dự kiến sẽ tăng thêm 360 tỷ USD vào năm tới.
Tuy nhiên, việc ưu tiên áp dụng thuế quan hơn trừng phạt cũng làm dấy lên lo ngại về tác động gây bất ổn đối với thương mại và hoà b́nh toàn cầu. Phó Giáo sư Burns cảnh báo: "Lư do [thuế quan] mang tiếng xấu như vậy là v́ chúng gắn liền với những giai đoạn phi toàn cầu hóa này, và trong thế kỷ XX, chúng gắn liền với xung đột vũ trang".
Khi thuế quan trở thành công cụ địa chính trị
DW lưu ư, các chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump cho thấy ông đang sử dụng thuế quan để đạt được các mục tiêu vốn thường gắn liền với lệnh trừng phạt. Chính quyền Trump đă gây sức ép lên các quốc gia như Canada, Mexico và Trung Quốc về các vấn đề phi thương mại như nhập cư và buôn bán ma túy. Những mức thuế quan này đă dẫn đến các biện pháp trả đũa hoặc đe dọa, làm gia tăng căng thẳng thương mại toàn cầu. Gần đây nhất, ông Trump đă đe dọa áp thuế 50% lên hàng nhập khẩu từ Brazil, được cho là để trả đũa việc cựu Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro bị truy tố.
Các chính quyền Mỹ trước đây thường ưu tiên sử dụng lệnh trừng phạt như một công cụ để buộc các quốc gia bị cáo buộc "vi phạm chuẩn mực quốc tế phải tuân theo". Ví dụ, kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào tháng 2/2022, Mỹ đă áp đặt hơn 2.500 lệnh trừng phạt đối với Nga. Chuyên gia Busch chỉ ra rằng những nền kinh tế này không phải là đối tác thương mại quan trọng của Mỹ, trong khi thuế quan của ông Trump đối với các đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ lại "mang tính đe dọa kinh tế nhiều hơn".
Tuy nhiên, ông Trump cũng đă bày tỏ sự cởi mở hơn trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt. Đề cập đến dự luật do Thượng nghị sĩ Lindsey Graham đề xuất về các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Moskva, Tổng thống Trump cho biết ông "rất thận trọng" cân nhắc các biện pháp trừng phạt mới.
Dự luật này, nếu được thông qua, sẽ nhắm vào các quan chức, nhà tài phiệt, tổ chức tài chính và ngành năng lượng của Nga, đồng thời đề xuất các biện pháp trừng phạt thứ cấp, mà ông Trump gọi là "thuế quan thứ cấp" lên tới 500% đối với các nước nhập khẩu năng lượng của Nga. Tương tự, "thuế quan thứ cấp" 25% của ông Trump đối với những người mua dầu của Venezuela, có hiệu lực vào tháng 3 năm nay, cũng được thiết kế để gây áp lực buộc các nhà nhập khẩu năng lượng phải tuân thủ chính sách đối ngoại của Mỹ.
Sự bất ổn xung quanh chính sách thuế quan của ông Trump đă khiến các công ty Mỹ và các đối tác thương mại toàn cầu chao đảo. Phó Giáo sư Burns cảnh báo rằng "nhiều năm bất ổn về thuế quan" có thể gây ra "sự suy thoái kinh tế nghiêm trọng, khi các doanh nghiệp và nhà đầu tư chờ đợi một bối cảnh có thể dự đoán được hơn".
VietBF@ sưu tập
|