Chuyên gia quân sự cao cấp của Mỹ cho rằng Tổng thống Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin cần đạt được một thỏa thuận tạm thời trước khi Hiệp ước New START - thỏa thuận kiểm soát vũ khí cuối cùng giữa hai siêu cường hạt nhân, hết hạn vào đầu tháng 2/2026.Phát biểu với hăng tin Tass ngày 25/7, ông Daryl G. Kimball, Giám đốc điều hành Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí Mỹ, cho biết việc hai cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới xây dựng một thỏa thuận mới nhằm thay thế Hiệp ước New START (Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới) sẽ đem lại “lợi ích cho toàn thế giới”.
B́nh luận về tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng ông đang lên kế hoạch thảo luận với Tổng thống Nga Vladimir Putin về triển vọng giải trừ vũ khí hạt nhân, chuyên gia Kimball nhận định: “Tổng thống Trump đă đúng. Việc duy tŕ các giới hạn hạt nhân mà New START đặt ra mang lại lợi ích chung của Mỹ, Nga và toàn thế giới”.Theo vị chuyên gia quân sự Mỹ, chính quyền Washington và Moscow cần nhanh chóng đạt được một thỏa thuận tạm thời nhằm duy tŕ các giới hạn hiện tại của New START về vũ khí hạt nhân chiến lược, trong khi chờ đợi đàm phán một hiệp ước mới dài hạn và toàn diện hơn.
Ông Kimball nhấn mạnh rằng hai nhà lănh đạo Nga và Mỹ nên chỉ đạo các nhóm chuyên trách của mỗi nước bắt đầu đàm phán về thỏa thuận mới “càng sớm càng tốt”, bởi nếu không, thế giới có thể chứng kiến việc cả hai cường quốc hạt nhân đồng thời mở rộng kho vũ khí hạt nhân chiến lược lần đầu tiên sau hơn 35 năm. Theo vị chuyên gia vũ khí Mỹ, kịch bản này sẽ “không có lợi cho bất kỳ quốc gia nào”.
Trước đó cùng ngày, phát biểu trước báo giới tại Nhà Trắng trước chuyến công du tới Scotland, ông Trump xác nhận rằng Mỹ đang chuẩn bị kế hoạch đối thoại với Nga về triển vọng giải trừ hạt nhân, đồng thời nhấn mạnh rằng việc Hiệp ước New START sắp hết hiệu lực là “một vấn đề của toàn thế giới”.
“Đây không phải là loại thỏa thuận mà bạn muốn để nó hết hạn. Chúng tôi đang bắt đầu làm việc về vấn đề đó. Trong trường hợp giới hạn hạt nhân được dỡ bỏ, đó sẽ là một vấn đề lớn”- người đứng Nhà Trắng cảnh báo.
Đây là lần đầu tiên Tổng thống Trump lên tiếng công khai ủng hộ các giới hạn hạt nhân của Hiệp ước New START kể từ khi nhậm chức vào tháng 1 năm nay.Trước đây, ông Trump từng phản đối việc gia hạn New START. Tuy nhiên, gần đây ông bày tỏ mong muốn đàm phán với các nhà lănh đạo Nga và Trung Quốc trong tương lai gần về việc hạn chế và cắt giảm vũ khí hạt nhân.
New START là hiệp ước song phương cuối cùng c̣n tồn tại giữa Mỹ và Nga nhằm hạn chế số lượng đầu đạn hạt nhân và phương tiện phóng. Hiệp ước này được Mỹ và Nga kư kết vào năm 2010, bắt đầu có hiệu lực từ năm 2011.
Theo các điều khoản của hiệp ước, cả Mỹ và Nga đều cam kết cắt giảm số lượng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) và máy bay ném bom chiến lược xuống không quá 700 đơn vị, đồng thời giới hạn tổng số đầu đạn hạt nhân được triển khai ở mức 1.550. Tổng số bệ phóng, đă triển khai hoặc chưa, bị giới hạn ở mức 800.
Hiệp ước New START ban đầu có hiệu lực trong 10 năm. Dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin, hiệp ước đă được gia hạn thêm 5 năm vào tháng 2/2021, nhưng theo các điều khoản hiện hành th́ không thể tiếp tục kéo dài thêm một lần nữa.
Vào tháng 2/2023, Tổng thống Putin thông báo rằng Moscow đ́nh chỉ tham gia hiệp ước New START với lư do Washington không tuân thủ các điều khoản của hiệp ước và đang cố gắng làm suy yếu an ninh quốc gia của Nga. Theo đó, Nga sẽ không cho phép Mỹ và NATO tiến hành thanh tra các cơ sở hạt nhân của nước này.
Ba tháng sau đó, phía Mỹ cũng có động thái tương tự. Tuy nhiên, cả Moscow và Washington đều tuyên bố vẫn tiếp tục tuân thủ các giới hạn về số lượng vũ khí hạt nhân được quy định trong Hiệp ước New START.
Về phía Nga, Điện Kremlin cũng không loại trừ khả năng nối lại đàm phán. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hồi đầu năm nay khẳng định: “Đối thoại về kiểm soát vũ khí với Mỹ là cần thiết, nhất là trong lĩnh vực ổn định chiến lược”. Tuy nhiên, ông Peskov nhấn mạnh rằng điều này sẽ đ̣i hỏi “một mức độ tin cậy phù hợp,” và chỉ có thể đạt được khi quan hệ song phương được b́nh thường hóa trở lại.
Các chuyên gia cảnh báo rằng việc để New START hết hiệu lực mà không có thỏa thuận thay thế có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang không kiểm soát giữa hai cường quốc hạt nhân của thế giới.
|