Mỹ công khai cáo buộc Trung Quốc tiếp tay cho cuộc chiến của Nga tại Ukraine trong khi Bắc Kinh tố ngược Mỹ đang “chuyển hướng trách nhiệm” và “kích động đối đầu”.

Cảnh Sảng, Phó Đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc (LHQ) phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào ngày 13 tháng 2 năm 2025 tại Thành phố New York. Ảnh Wang Fan/China News Service/VCG/Getty Images.
Mỹ tuyên bố Trung Quốc phải dừng cung cấp linh kiện cho Nga
Bà Dorothy Shea, Đại sứ Mỹ lâm thời tại Liên Hợp Quốc, đă đưa ra lời kêu gọi tất cả các quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc, chấm dứt xuất khẩu hàng hóa lưỡng dụng (có thể sử dụng cho cả mục đích dân sự và quân sự) sang Nga. Theo Washington, các mặt hàng này đang góp phần trực tiếp củng cố nền công nghiệp quốc pḥng của Moscow, cho phép Nga tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) vào lănh thổ Ukraine.
“Những tuyên bố của Bắc Kinh về việc áp đặt kiểm soát chặt chẽ đối với hàng hóa lưỡng dụng hoàn toàn sụp đổ trước thực tế: mỗi ngày, chúng tôi đều thu giữ được các linh kiện sản xuất tại Trung Quốc trong các thiết bị bay không người lái, vũ khí và phương tiện mà Nga sử dụng để tấn công Ukraine”, bà Shea phát biểu trước 15 thành viên Hội đồng Bảo an.
Kết thúc phần phát biểu, Đại sứ Mỹ nhấn mạnh: “Nếu Trung Quốc thực sự chân thành trong việc kêu gọi ḥa b́nh, th́ họ cần ngừng ngay việc tiếp tay cho hành động của Nga”.
Trung Quốc mạnh mẽ phản pháo, tố ngược Mỹ
Phản ứng trước phát biểu của Mỹ, Phó Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc – ông Cảnh Sảng – khẳng định, Bắc Kinh không phải là một bên trong cuộc xung đột tại Ukraine, chưa từng cung cấp vũ khí sát thương cho bất kỳ bên nào, và luôn kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng lưỡng dụng, bao gồm cả UAV.
“Chúng tôi kêu gọi Mỹ ngừng chuyển hướng trách nhiệm trong vấn đề Ukraine, đừng kích động đối đầu, mà hăy đóng vai tṛ xây dựng hơn trong việc thúc đẩy ngừng bắn và đàm phán ḥa b́nh”, ông Cảnh nói.
Từ đầu cuộc chiến đến nay, Mỹ và các đồng minh phương Tây liên tục cảnh báo Trung Quốc không được cung cấp hỗ trợ quân sự hoặc kỹ thuật cho Nga. Bắc Kinh đă nhiều lần bác bỏ các cáo buộc này.
Tranh căi tại Liên Hợp Quốc nổ ra chỉ hai ngày sau khi hăng tin Reuters cho biết, cộng đồng t́nh báo Mỹ tố Trung Quốc đang âm thầm chuyển các động cơ do nước này sản xuất tới một nhà máy UAV thuộc sở hữu nhà nước ở Nga. Để tránh bị phát hiện trong bối cảnh phương Tây đang áp đặt lệnh trừng phạt, các lô hàng được dán nhăn là “thiết bị làm lạnh công nghiệp”.
Các nguồn tin của Reuters cho rằng, động cơ này sau đó được sử dụng trong các UAV tấn công của Nga, vốn đóng vai tṛ then chốt trong các chiến dịch không kích của Moscow tại Ukraine.
Mặc dù khẳng định “giữ lập trường trung lập” và thúc đẩy giải pháp ḥa b́nh cho cuộc chiến ở Ukraine, Trung Quốc cũng tiếp tục duy tŕ mối quan hệ đối tác chiến lược với Nga, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế, năng lượng và công nghệ. Điều này khiến Bắc Kinh ngày càng chịu nhiều sức ép từ phương Tây, trong khi vẫn phải duy tŕ cân bằng trong quan hệ đối ngoại.
Tuyên bố mới nhất của Mỹ tại Liên Hợp Quốc cho thấy Washington đang gia tăng áp lực với Trung Quốc không chỉ về mặt thương mại, mà c̣n cả trên mặt trận địa chính trị và quân sự. Trong bối cảnh cuộc chiến tại Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vai tṛ của Trung Quốc – dù trực tiếp hay gián tiếp – đang ngày càng trở thành tâm điểm chú ư của cộng đồng quốc tế.
VietBF@ sưu tập