Gần cuối đường Nguyễn Văn Cừ, thuộc khu phố 1 phường An Hoà, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, có một căn cḥi lụp xụp che bằng đủ thứ đồ phế thải nằm trên vỉa hè suốt 13 năm qua, là nơi trú thân của đôi vợ chồng già người Khmer bị tám đứa con bỏ rơi.
Vợ chồng ông Danh Kiệu bên túp lều rách nát trên vỉa hè đường Nguyễn Văn Cừ, Rạch Giá. Ảnh: Hùng Anh
Hơn 12 giờ trưa ông Danh Kiệu (85 tuổi) đạp chiếc xe lôi cũ mèm về tới căn cḥi. Lột vội chiếc khăn rằn quấn ngang đầu lau mồ hôi, ông Kiệu chui vào cḥi, nơi vợ ông, bà Danh Thị Nhân (66 tuổi), bày sẵn mâm cơm với dĩa rau luộc và mấy con cá chốt kho khô quéo. Lùa xong chén cơm, hớp ngụm nước, ông Kiệu nói: “Vợ chồng tui ở đây 13 năm rồi, may mà nhà nước không đuổi. Nếu bị đuổi, nói thiệt là hai cái thân già này không biết phải đi đâu”.
Thân già khốn khó
Trong căn cḥi nóng hầm hập như cái ḷ nung, ông Kiệu kể lại chuyện nhà bằng giọng khàn đục. Trước đây gia đ́nh ông sang Campuchia làm ăn, đến năm 1976 do nghèo khó, chiến sự liên miên nên quay về Kiên Giang sinh sống. “Hồi đó vợ chồng tui có hơn 100 công đất ở vùng U Minh Thượng. Khi con cái lập gia đ́nh, vợ chồng tui chia cho mỗi đứa một phần, đứa nào cũng hứa sẽ phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già. Nhưng chỉ sau mấy năm tụi nó bán sạch trơn, bỏ về Rạch Giá làm ăn, không đứa nào ngó ngàng tới vợ chồng tui”, ông Kiệu nhớ lại. Không c̣n đất đai, ở quê không có công ăn việc làm thường xuyên, hai vợ chồng làm thuê làm mướn khắp nơi mà gạo nấu cơm bữa có bữa không, nên đến năm 1985 vợ chồng ông Kiệu đùm túm nhau về Rạch Giá thuê nhà trọ ở. Ông Kiệu xin vào làm công nhân nhà máy nước đá trên đường Ngô Quyền, c̣n bà Nhân buôn bán lặt vặt kiếm sống, bởi tám đứa con đứa nào cũng viện cớ làm ăn khó khăn, không cưu mang được cha mẹ. Năm 1991, do tuổi cao ông Kiệu không c̣n sức vác nước đá nên xin nghỉ việc, gánh hàng rong của bà Nhân ngày càng ế ẩm, lại thêm phần bệnh tật liên miên. Ông Kiệu chạy khắp thành phố Rạch Giá làm đủ thứ nghề, ai kêu ǵ cũng làm, nhưng đồng tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống, cảnh túng thiếu triền miên. Hai vợ chồng cầm cự đến năm 1997, không kham nổi tiền thuê nhà trọ, đánh liều dắt díu nhau ra vỉa hè đường Nguyễn Văn Cừ che cḥi làm nơi tá túc cho đến ngày nay.
Suốt 13 năm qua, đúng 3 giờ 30 phút sáng ông Kiệu thức dậy đạp chiếc xe lôi cũ nát đi ra bến tàu, bến xe, chợ… chở hàng thuê cho khách. Hôm nào mấy mối quen không có hàng, ông Kiệu đạp xe đi rảo khắp nơi, ai thuê chở ǵ cũng chở. Đến hừng sáng, ông Kiệu đạp xe qua nhà máy nước đá lấy nước đá cây về túp lều vỉa hè chặt ra từng cục để bà Nhân bán lẻ cho khách kiếm đồng tiền mua gạo. C̣n ông tiếp tục đạp xe đi bỏ mối nước đá cho những nơi xa. “Tháng nắng mỗi ngày ổng chở hàng thuê, hai vợ chồng vừa bỏ mối vừa bán lẻ cũng được 5 – 7 cây nước đá, kiếm được 30.000 – 40.000 đồng. Mấy tháng mưa có ngày không kiếm được 10.000 đồng v́ ít người kêu chở hàng, người mua nước đá cũng ít”, bà Nhân nói.
Tương lai vô định
Những người dân trên đường Nguyễn Văn Cừ nói, tuy cái nghèo đeo đẵng, con cái bỏ rơi nhưng vợ chồng ông Kiệu vẫn cắn răng nương tựa, đùm bọc nhau, từ trước đến nay chưa hề than văn hay ngửa tay xin ai bất cứ thứ ǵ. Nhưng bi kịch vẫn cứ ập xuống đầu đôi vợ chồng già. Ba năm qua đôi chân của bà Nhân bị tê dần, đau nhức nhưng không có tiền điều trị nên đến nay đă không thể đi lại được. Suốt ngày bà Nhân lê lết quanh quẩn trong căn cḥi nát, làm bạn với con chó nhỏ trung thành và chiếc tivi, đầu đĩa cũ x́ do một người tốt bụng đem cho, lo cơm nước và bán lẻ nước đá. Nh́n bà Nhân loay hoay trên chiếc sàn ván tạp mục nát trong căn cḥi tăm tối, ông Kiệu nghẹn ngào nói: “Bây giờ chở hàng thuê ế ẩm lắm, người ta toàn kêu xe lôi máy Trung Quốc chở được nhiều hàng và nhanh hơn, không ai muốn kêu một ông già 85 tuổi với chiếc xe lôi đạp. Nhiều hôm tui đạp xe ḷng ṿng cả ngày mà không ai thuê chở thứ ǵ, coi như hôm đó không có được 20.000 – 30.000 đồng mua thuốc cho bà ấy, cả đêm bả phải cắn răng chịu đau nhức, không ngủ được. Tiền lời bán nước đá chỉ đủ hai vợ chồng già cơm nước qua ngày”.
Thật khó có thể tin được giữa đô thị Rạch Giá, trên vỉa hè một con đường sầm uất lại có một túp lều rách nát để hai phận già nương náu. Căn cḥi của vợ chồng ông Danh Kiệu sàn lót bằng đủ thứ ván tạp, vách che bằng những miếng ván ép phế thải, những tấm vải nhựa rách tả tơi, mái lợp bằng nilông, giấy dầu, dằn bằng gạch đá, để gió khỏi giật tốc nóc. Những hôm trời mưa lớn đều dột tơi tả. Bà Nhân nói, tài sản đáng giá nhất của hai vợ chồng là năm chiếc lu đựng nước do những người tốt bụng mang cho, dành để trữ nước mưa ăn uống trong những tháng mùa nắng hạn.
Nhiều người dân sống trong khu vực đường Nguyễn Văn Cừ nói, lâu nay họ rất xót xa trước hoàn cảnh vợ chồng ông Kiệu và căn cḥi nát trên vỉa hè. Ngoài việc lâu lâu giúp vợ chồng ông Kiệu ít gạo muối, thức ăn, cư dân khu phố 1 phường An Hoà chưa t́m ra giải pháp nào để giúp hai vợ chồng già bất hạnh có được một mái ấm lành lặn. Vận động góp tiền xây nhà t́nh thương không khó, nhưng cái khó là lấy đâu ra quỹ đất để cất căn nhà t́nh thương? Có lẽ v́ vậy mà suốt 13 năm qua căn cḥi nát của vợ chồng ông Kiệu vẫn tồn tại cùng mưa nắng. Nhắc đến con cái, ông già 85 tuổi chai sạn v́ nắng gió, nghẹn ngào: “Vợ chồng tui thiệt bất hạnh. Đám con không phụng dưỡng, tui và bà ấy cũng không phiền ḷng, than văn bởi con ḿnh vô ơn th́ ḿnh phải cắn răng chịu đựng. Tui nói với bả nhiều lần, tui c̣n sức th́ c̣n có thể làm bất cứ việc ǵ để kiếm tiền nuôi thân tui, thân bả. Nhưng bả bệnh ngồi một chỗ từ ba năm nay mà tám đứa con không đứa nào ló mặt về thăm viếng, hỏi han, cho được viên thuốc uống th́ thiệt là bạc phước cho bả quá”.
Bài và ảnh: Hùng Anh-SGTT