R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Mar 2008
Posts: 43,284
Thanks: 1
Thanked 1,013 Times in 489 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 60
|
Bóng đá Việt: Chuyện cái ghế HLV
Câu chuyện về cái ghế huấn luyện viên trưởng th́ ở đâu cũng có. Nhưng ở Việt Nam, những câu chuyện này lâm li hơn nhiều.
Nó gợi lại một câu chuyện cũ, nhưng không hề lỗi thời và nó khiến người ta h́nh dung ra sự phức tạp trong thế giới bóng đá tưởng chừng rất giản đơn.
Nói thế mà không phải thế!
Vài ngày trước, Đồng Tâm Long An (ĐT.LA) bất ngờ tuyên bố, “HLV Marcelo không c̣n tại vị”. Nhà cầm quân này kết thúc mối lương duyên ngắn ngủi với ĐT.LA sau khi để lại khá nhiều dấu ấn trong giai đoạn chuẩn bị với lư do rất “ĐT.LA” là “bố của ông Marcelo lên bàn mổ”. Đấng sinh thành lâm bệnh th́ đạo làm con phải về chăm sóc là lẽ thường t́nh. Nhưng lạ ở chỗ, dường như các HLV ngoại đến làm việc tại ĐT.LA thường hay gặp những vấn đề về cá nhân, đặc biệt là sức khỏe. Cách đây không lâu, ông Jose Luis cũng rời khỏi đội bóng mà không một lời từ biệt do “gặp vấn đề về sức khỏe”.
HLV đến rồi đi cũng là điều hết sức b́nh thường trong bóng đá. Được việc th́ giữ, không thỏa măn yêu cầu th́ phải ra đi, lẽ thường là thế. Đă dấn thân vào nghiệp cầm quân th́ bất cứ HLV nào cũng phải xác định được tư tưởng b́nh thản trước mọi biến cố. Thế nhưng, cách mà ĐT.LA giải thích về lư do chia tay HLV Marcelo không thuyết phục được dư luận. Đặc biệt là khi người ta phát hiện, ông Marcelo vẫn c̣n ở Việt Nam, chứ chẳng về nước chăm sóc thân sinh đang nằm viện. Từ đó, người ta tin rằng, đằng sau bức màn bí ẩn mà ĐT.LA cố gắng che đậy là cả một thế giới những điều khó nói.
Cái ghế của HLV
HLV Đặng Trần Chỉnh từng nổi tiếng với câu: “Ghế của HLV có 4 chân, cầu thủ nắm 3”. Câu nói ấy có phần chua chát, nhưng phản ánh những ǵ đang diễn ra ở nền bóng đá nước ta. Thậm chí, nó gợi mở những vấn đề mà lâu nay chúng ta không chấp nhận, nhưng vẫn tồn tại và có ảnh hưởng lớn đến nghề nghiệp của các HLV, thành tích của không ít đội bóng.
Thực tế là nhiều HLV đă “bay ghế” v́ không nắm được quân. Trong đó có những nhà cầm quân tên tuổi, được cả làng bóng đá kính trọng về tài năng và phẩm chất đạo đức nhưng vẫn thất bại dù trong tay có binh hùng tướng mạnh. Đơn giản bởi, ḷng người không quy về một mối th́ “hùm thiêng khi đă sa cơ cũng hèn”.
| Hùm thiêng khi đă sa cơ cũng hèn |
Cái ghế có 4 chân mà 3 chân lung lay th́ chẳng thể đứng vững trước băo tố V.League. Thế nhưng, cũng có những nhà cầm quân đă vượt qua được khúc cua mạo hiểm nhờ sự ủng hộ của học tṛ. Ở mùa giải trước, khi thành tích của Xi Măng Hải Pḥng (XM.HP) trong giai đoạn đầu khá bết bát, lănh đạo đội bóng mất kiên nhẫn, đă tính chuyện mời HLV Mai Đức Chung về thay ông Vương Tiến Dũng. Thế nhưng, “bầu” Thành không thể “ra đao” là v́ NHM và các cầu thủ đặc biệt ủng hộ HLV Vương Tiến Dũng. Cuối cùng, nhờ sự đồng ḷng và tin tưởng lẫn nhau, XM.HP đă có được thành công vang dội.
Cũng liên quan đến ông Dũng, khi lănh đạo quyết định kiện toàn đội bóng, họ đă gọi 5 cầu thủ trụ cột lên tham khảo ư kiến về chức HLV trưởng. Trong số này, có cả những cầu thủ từng bị ông Dũng kỷ luật nặng. Vậy mà tất cả các cầu thủ cùng chung ư kiến: “Chỉ bác Dũng mới làm được ở Hải Pḥng”. Thậm chí, hậu vệ phải Trọng Nghĩa c̣n tuyên bố, không bàn chuyện gia hạn hợp đồng của bản thân nếu bác Dũng không ở lại. Cuối cùng, ông Dũng ở lại, bởi quá nặng ḷng với cầu thủ và NHM đất Cảng, những người đă sát cánh cùng nhà cầm quân này lúc khó khăn nhất.
Đổ v́ kiêu binh
Có một thời, chúng ta coi ngoại binh là khách. Họ không hiểu nên không tham dự vào những rắc rối hậu trường. Phần v́ họ không hiểu, phần v́ bất đồng ngôn ngữ và phần v́ họ chuyên nghiệp trong hành xử nên không bị cuốn vào những màn đấu đá nội bộ. Nhưng rồi, các cầu thủ ngoại ngày càng có ảnh hưởng và sự hiểu biết sâu rộng về t́nh h́nh ở đội bóng. Họ chuyển từ địa vị là khách sang chủ, sẵn sàng “tham chính”, thậm chí trở thành trung tâm của mọi sự rắc rối ở đội bóng.
Những ǵ liên quan đến HLV Marcelo là điển h́nh cho việc các ngoại binh đang trở thành kiêu binh, có thể lật nhào chiếc ghế của ông thầy. Đầu tiên là Antonio phản ứng việc ông Marcelo nuôi ư định lấy Danny làm hạt nhân trong lối chơi của ĐT.LA. Ông Marcelo cũng không phải là tay vừa, lập tức “đại bàng” Antonio bị đưa xuống đội trẻ. Đến lượt Tshamala “bật lại” HLV Marcelo v́ quyền lợi của ḿnh bị ảnh hưởng. Thêm một án phạt nữa được đưa ra. Tuy nhiên, HLV Marcelo không chỉ đối đầu với 2 “công thần”, mà cách làm việc của ông làm phật ḷng nhiều người khác.
Khi có mâu thuẫn nội bộ, lănh đạo đội bóng phải đón nhận và đưa ra cách giải quyết có lợi nhất cho cả đội. Cay đắng ở chỗ, dù có màn khởi động khá hoàn hảo tại BTV Cup và Navibank Cup nhưng HLV Marcelo vẫn chưa chiếm được niềm tin tuyệt đối của lănh đạo, hoặc cách làm của ông không phù hợp t́nh h́nh thực tế tại ĐT.LA. Antonio và Tshamala là những người lọc lơi, họ hiểu t́nh trạng bấp bênh của ông thầy nên biết cách để “ra đ̣n”, bảo vệ vị trí độc tôn của ḿnh.
Thực ra, mâu thuẫn, bất đồng giữa các HLV và cầu thủ luôn tiềm ẩn. Nói như HLV Lê Thụy Hải: “Tôi chẳng tin cầu thủ quư tôi. Họ c̣n ghét tôi đằng khác. Mà ghét tôi là đúng. Cầu thủ th́ muốn chơi, nhưng tôi bắt họ tập nặng. Họ muốn đá nhưng tôi vẫn xếp dự bị”. Cầu thủ luôn muốn rất nhiều thứ, nhưng không phải lúc nào HLV cũng có thể đáp ứng. Thế nên, được ḷng nhóm cầu thủ này th́ phải đối diện với sự bất măn của nhóm cầu thủ khác cũng là điều b́nh thường. Nếu biết xoay tua, dung ḥa quyền lợi của các nhóm cầu thủ, hoặc tạo ra tầm ảnh hưởng có thể lấn át mọi luồng tư tưởng chống đối th́ HLV sẽ có được thành công. Bằng không, sớm muộn th́ HLV sẽ bị nhấn ch́m bởi những “cơn sóng ngầm”. Chẳng thế mà HLV Lê Thụy Hải đă đúc rút: “Làm cái nghề này cũng như việc thuần phục ngựa chứng. Có bản lĩnh th́ thành công, c̣n không cũng đừng buồn, nếu ngày mai phải ra đường”.
Theo Bongdaplus
|