Le Figaro Magazine đặt ra một câu hỏi mà có lẽ nhiều người cùng quan tâm, đó là liệu loài người có thể sống được đến 130 tuổi ? Lần đầu tiên con người đă thay đổi và tạo ra được sự sống nhờ lắp ghép các phân tử lại với nhau, như trong tṛ chơi Lego. Viễn cảnh của những tiến bộ khoa học thật là chóng mặt : làm tái sinh, thay đổi các bộ phận cơ thể, thậm chí tạo ra cơ quan mới. Như vậy, trường sinh bất tử sẽ là một giấc mơ đẹp hay một cơn ác mộng ?
Tuổi thọ và hạnh phúc__DR
Tờ báo lướt qua một số công tŕnh đang được các nhà khoa học nghiên cứu về việc chống lăo hóa. Chẳng hạn Vladimir Skoulatchev, thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Trưởng khoa Công nghệ Sinh học của đại học Matxcơva, người đă dành phần lớn cuộc đời để t́m hiểu hiện tượng lăo hóa. Ông đă chế tạo được một loại thuốc có thể làm vô hiệu hóa sự lăo hóa của tế bào, và hy vọng sẽ đưa vào thị trường trong ṿng 5 năm tới. Nhà khoa học này có được sự ủng hộ của Tổng thống Nga Dimitri Medvedev, có được sự tài trợ từ nhà tỉ phú Oleg Deripaska cũng như công ty quốc doanh Rosnano chuyên về kỹ thuật nano, đă đầu tư vào 440 triệu euro.
Cách đó hàng ngàn cây số, tại Viện Kỹ thuật Massachusetts ở Boston, Hoa Kỳ, một ê-kíp dưới sự điều hành của giáo sư Leonard Guarente từ nhiều năm qua cũng đang nghiên cứu về một gien có khả năng kéo dài tuổi thọ của tất cả các bộ phận cơ thể. Khi thử nghiệm trên loài chuột, chúng vẫn giữ được vóc dáng, sức khỏe tốt và sống lâu hơn. Giáo sư Guarente hy vọng sẽ sử dụng gien này trong dược phẩm. Theo tác giả bài báo, th́ khắp nơi trên thế giới có hàng ngàn nhà khoa học đang nghiên cứu về quy tŕnh lăo hóa và sự trường thọ. Ngay từ năm 1958, ông Jean Rostand, thành viên Viện Hàn lâm Pháp đă dự báo là con người sẽ sống thọ hơn nhiều.
Roland Moreau, bác sĩ đồng thời là nhà vật lư sinh học tin rằng cơ thể con người được lập tŕnh để sống trung b́nh đến 120 tuổi. Nếu tin theo thống kê, th́ cứ hai bé gái sinh ra tại Pháp ngày nay sẽ có một sống thọ trăm tuổi, c̣n sinh ra sau năm 2027 th́ tất cả đều « bách niên giai lăo », thậm chí một số sống đến 130 tuổi. Không hút thuốc, ít dùng đường và acid béo, tập thể dục thể thao thường xuyên là những yếu tố tích cực góp phần vào sự trường thọ. Nhiều chứng bệnh do di truyền cũng sẽ được đẩy lùi.
Nhưng theo nhà triết học Luc Ferry th́ sự bất tử là một món quà tẩm thuốc độc. Ông nói, đương nhiên là tôi ước mong được bất tử - c̣n cả ngàn cuốn sách cần đọc, cả ngàn nơi chốn để khám phá, cả ngàn phụ nữ để yêu. Nhưng nếu chúng ta có thể làm ngưng quá tŕnh lăo hóa để ở măi tuổi 30, 40, th́ trái đất sẽ bị nạn nhân măn, và như vậy cần phải cấm sinh đẻ hoặc sống trong một thế giới không có trẻ em, buộc triệt sản hay đi đô hộ một hành tinh khác.
Nhà nghiên cứu Joel de Rosnay th́ tỏ ra không ủng hộ quan điểm của trường phái quá chú trọng đến việc dùng khoa học kỹ thuật để cải thiện thân thể và đời sống tinh thần của con người. Họ quan niệm cơ thể cũng giống như một cỗ máy, trong đó các bộ phận đều có thể thay thế hoặc chuyển đổi được. Cũng giống như một chiếc Airbus đă 20 tuổi, mỗi bộ phận được thường xuyên kiểm tra và thay thế khi cần, và cuối cùng trở thành một chiếc máy bay gần như mới, thậm chí có các cơ phận dùng kỹ thuật mới hơn. Nhưng theo ông Rosnay, th́ thân thể con người c̣n có những giá trị khác, chứ không thể so sánh với một cỗ máy.
Một trí thức khác, ông Pascal Bruckner cũng cho rằng, trường sinh bất tử là một cơn ác mộng. Ông đặt câu hỏi, chúng ta có đă sống thực sự chưa, đă tận dụng hết cuộc sống, đă yêu thương đủ chưa ? Theo ông, giá trị cuộc sống chân chính không phải là vấn đề thời gian, mà là sự phong phú của nó. C̣n bà Nicole le Douarin, tác giả cuốn « Tế bào gốc, hy vọng của trường sinh bất tử » quan niệm, cuộc sống trở thành miên viễn không phải thông qua một cá nhân bất tử, mà nhờ một loạt những cá nhân lớn lên, già đi và trao lại cuộc sống cho các thế hệ mai sau.
Kiểu dáng và sáng tạo kỹ thuật Nhật Bản : Tinh tế và hiện đại
Trong hồ sơ về Nhật Bản của L’Express, có bài viết mang tên « Cái đẹp được tái sáng tạo » nhấn mạnh đến việc các nhà vẽ kiểu Nhật trong ngành công nghiệp cũng như các trung tâm design, luôn gắn liền với những giá trị cơ bản của quan niệm thẩm mỹ Nhật Bản, đó là sự tiết chế, tính thuần khiết và sự giản đơn.
Tác giả nhận xét, người Nhật rất tinh tế trong gu thẩm mỹ, và họ đă chế tạo ra nhiều thứ để làm cho cuộc sống được tiện nghi hơn. Từ những chi tiết rất nhỏ, như tấm kính trong pḥng tắm tự sưởi để ảnh phản chiếu của người soi không bị mờ v́ hơi nước, cho đến chiếc tay nắm nhỏ đặt gần các máy rút tiền để mắc gậy và dù, những chiếc máy ở ngay cửa ra vào các cửa hàng giúp sấy khô dù, tránh cho khách khỏi bị trợt té…T
Tuy nhiên không phải tiến bộ kỹ thuật nào cũng có thể vượt ra khỏi biên giới nước Nhật. Chẳng hạn như những chiếc điện thoại di động made in Japan đă đi trước các nước khác từ ba đến năm năm : có thể sử dụng như thẻ tín dụng, một số nhận dạng được chủ nhân, và mới đây là các video và tṛ chơi 3D không cần kính đặc biệt. Có điều các loại điện thoại này chỉ dùng được trong một mạng lưới thu gọn trong nước Nhật mà thôi.
Ucraina mở cửa khu vực Tchernobyl cho khách du lịch
Nh́n sang Ucraina, Le Courrier International trích dịch một bài báo cho biết, hai mươi lăm năm sau thảm họa nguyên tử Tchernobyl, chính quyền Ucraina đă quyết định mở cửa khu vực cấm có bán kính 30 kilomet xung quanh nhà máy điện hạt nhân này cho khách du lịch đến tham quan.
Kể từ năm nay, đă có thể đưa ra các tour cho du khách, và Ucraina hy vọng sẽ đón tiếp được một triệu khách du lịch vào năm 2012, khi trở thành nước chủ nhà của Cúp bóng đá châu Âu, cho dù nắp đậy cho ḷ phản ứng số 4, nơi xảy ra tai nạn vào năm 1986, không thể nào hoàn thành được trước năm 2015. Hiện nay đă có một số công ty du lịch có quan hệ với các giới chức, tổ chức cho các nhóm nhỏ đến tham quan nơi này, với điều kiện trên 18 tuổi, giá tour từ 110 đến 370 euro. Bộ T́nh trạng Khẩn cấp cho biết một số lộ tŕnh hoàn toàn không nguy hiểm, và nhà nước đă cho đặt thêm nhiều máy kiểm soát độ phóng xạ.
Góc khuất của WikiLeaks
Trong bài báo « Góc khuất của WikiLeaks », L’Express đề cập đến khía cạnh kinh tế của trang web nổi tiếng này. Theo tờ báo, tuy đề cao sự minh bạch thông tin, nhưng cách tổ chức quản lư tài chánh của WikiLeaks th́ lại khá mập mờ. Tác giả bài báo cho biết, tuy sống nhờ các món tiền ủng hộ, nhưng WikiLeaks lại giữ bí mật về chi tiêu tài chánh. Người ta cũng chỉ trích việc người sáng lập WikiLeaks là ông Julian Assange thường đi máy bay bằng vé hạng sang, và ở trong các khách sạn sang trọng.
Các nhà độc tài trong lịch sử cũng phải lụy mỹ nhân
Ngược ḍng lịch sử, Le Figaro Magazine điểm qua các nhà độc tài như Mussolini, Hitler, Mao Trạch Đông, Bokassa… đă từng bị người phụ nữ của ḿnh thống trị như thế nào.
Bài báo kể lại chuyện nhà độc tài Ư Mussolini đă từng quỵ lụy trước một phụ nữ cải đạo theo đạo Hồi như thế nào. Mao Trạch Đông từng bị bà vợ thứ ba là Hạ Tử Trân đánh mắng trước mặt một nữ kư giả Mỹ v́ ghen tức khi ông Mao tiếp một nữ nghệ sĩ Trung Quốc. Lănh tụ độc tài Đức nổi tiếng thế giới, Adolf Hitler đă phải chịu đựng thú đỏng đảnh chưng diện của người t́nh Eva Braun, và con chó berger cưng của ông suốt ngày bị nhốt trong pḥng v́ bị bà Eva ghét cay ghét đắng…Nói chung tuy là những nhà độc tài khét tiếng làm thế giới phải khiếp sợ, anh hùng nhiều khi vẫn lụy mỹ nhân.
Theo RFI