CHDCND Triều Tiên đă tiêu tốn 1/3 GDP vào các hoạt động quân sự, một con số cao hơn nhiều so với những báo cáo trước đây của B́nh Nhưỡng.
Viện phân tích Quốc pḥng Hàn Quốc (KIDA) ngày 18-1 tiết lộ thông tin trên.
Cũng theo đó, năm 2009, lần đầu tiên, CHDCND Triều Tiên thông báo số tiền đầu tư cho các hoạt động quân sự của ḿnh là 570 triệu USD, tuy nhiên, con số thực tế được KIDA “phanh phui”... 8,7 tỷ USD.
CHDCND Triều Tiên thường phô diễn sức mạnh quân sự bằng các cuộc diễu binh hoành tráng. Ảnh BBS
Tổng thu nhập quốc nội (GDP) của CHDCND Triều Tiên đạt 25 tỷ USD trong năm 2009, trong khi đó, con số GDP của Hàn Quốc là 958 tỷ USD. Trong nhiều năm qua, chính quyền Triều Tiên dưới sự lănh đạo của Chủ tịch Kim Jong Kil đă kiên cường với chính sách quân đội “Songun”, đồng nghĩa với việc tăng cường chi phí cho quân đội.
Theo số liệu công bố của CHDCND Triều Tiên, chi tiêu quân sự của nước này đă tăng lên 570 triệu USD trong năm 2009, so với 540 triệu USD trong năm 2008, 510 triệu USD trong năm 2007 và 470 triệu USD trong năm 2006.
Theo phân tích của KIDA, B́nh Nhưỡng đă liên tục tăng cường chi phí cho quân đội, bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế. KIDA cho biết, thực tế số tiền đầu tư cho quân đội của B́nh Nhưỡng tăng gấp 13 đến 15 lần so với báo cáo của nước này đưa ra.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn kênh tuyền h́nh PBS của Mỹ, Chun Yung-woo, cố vấn an ninh cho Tổng thống Hàn Quốc, nói: "Tôi nghĩ Triều Tiên sắp đi tới giới hạn và họ không thể tiếp tục cáng đáng nổi những chi phí khổng lồ cho quân sự nữa”.
Nền kinh tế CHDCND Triều Tiên đang gặp khó khăn, đặc biệt sau những thảm họa thiên tai trong những năm 90 của thế kỷ trước. Không chỉ vậy, liên tiếp những cải cách tiền tệ chắp vá trong năm 2009 cũng không đủ để thay đổi diện mạo cho nền kinh tế của quốc gia này.
Theo một tài liệu quân sự do Seoul công bố hồi tháng 12-2010, vào cuối tháng 11, sau khi nă pháo vào Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên đă cố t́nh công khai tiết lộ cơ sở làm giàu uranium. Không chỉ vậy, Triều Tiên c̣n tăng cường triển khai các loại vũ khí, xe tăng chiến đấu gần biên giới với Hàn Quốc và tỏ rơ tham vọng củng cố lực lượng chiến đấu đặc biệt.
Tuy nhiên, những hành động đó của B́nh Nhưỡng, chỉ được giới chức Seoul nhận xét xét là dấu hiệu cho thấy “một sự tuyệt vọng về khủng hoảng kinh tế”.
T.V
Theo Reuters/AP