Một bài viết trên Herald.Biz đă tiết lộ doanh thu mà một nhóm nhạc Hàn kiếm được trong 1 năm.
Năm 2011 đă bắt đầu và ngành công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc đang chuẩn bị cho kế hoạch phát triển "thần tượng thông minh” một làn sóng Hallyu mới, mà bây giờ được gọi là thần tượng kinh tế.
Các thần tượng Hàn Quốc vốn dĩ đă được công nhận là những ngôi sao hàng đầu với khả năng vũ đạo, ca hát, và ngoại h́nh, và hệ thống đào tạo ngôi sao tại Hàn đă được thừa nhận từ ngành công nghiệp quốc tế. Một số lượng lớn các khoản đầu tư được “đổ” vào cho các học viên. Với các công ty hàng đầu như SM Entertainment th́ việc đầu tư hàng triệu USD vào việc sản xuất ra hàng loạt thần tượng là điều b́nh thường. Thế nhưng ngành công nghiệp thần tượng cũng đă kiếm được đến hàng tỷ USD một năm.
Ca sỹ thần tượng bây giờ là thần tượng kinh tế
Thành quả của những nỗ lực của họ có thể được nh́n thấy ở Nhật Bản, trung tâm của làn sóng Hallyu. Ảnh của các nghệ sĩ Hàn Quốc như SNSD, KARA, 4Minute, và 2PM được dán ở gần cửa ra vào của các cửa hàng băng đĩa. Có thể dễ dàng nh́n thấy 3-4 nhóm thanh niên Nhật Bản đang lượn lờ ở những quầy băng đĩa của Hàn Quốc tại bất kỳ thời điểm nào.
Yoshida Jun, quản lư của Shibuya Tower Records, tiết lộ: "Các doanh thu của album của nhóm nhạc thần tượng Hàn Quốc đă tăng 40% trong năm 2010 so với doanh thu của năm 2009. Với sự ra mắt của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc như SNSD, KARA, và 4minute, cùng với sự phổ biến của F.T. Island, những thanh thiếu niên - người tiêu dùng - độ tuổi 20 đă được tạo ra". Sức mạnh của các ngôi sao thần tượng Hàn Quốc đă phát triển thị trường Hallyu, cũng như thay đổi "tính kinh tế của Hallyu". Viện Nghiên cứu Kinh tế Samsung (SERI) đă từng gọi BoA là một “doanh nghiệp nhỏ" v́ thành tích của cô tại thị trường Nhật Bản, và tuyên bố rằng cô đă kiếm được hàng tỉ USD.
BoA là một doanh nghiệp nhỏ
Các ca sỹ thần tượng phải trải qua nhiều thứ để tồn tại trong một môi trường cạnh tranh khắc nghiệt không chỉ với tài năng xuất sắc trong vũ đạo và ca hát, mà c̣n trong diễn xuất và kỹ năng biểu diễn, vượt quá giá trị kinh tế của các ngôi sao Hallyu thế hệ cũ. Jung Taesu của SERI nêu ra 3 lư do để những ngôi sao thần tượng dẫn đầu làn sóng Hallyu mới: đó là khả năng "ḥa tan và ḥa nhập với hàng loạt các nền văn hóa khác nhau", hệ thống đào tạo thần tượng có quản lư tốt nhất, và sử dụng các phương tiện truyền thông xă hội và mạng toàn cầu. Trong số 3 lư do trên, điều đáng ghi nhận nhất là hệ thống đào tạo thần tượng có cả hai tính năng cạnh tranh khốc liệt: đó là thi tuyển và rèn lyện cơ thề gắt gao hàng năm trời.
Kara
Nhưng phải tốn bao nhiêu chi phí để đưa một thần tượng lên? Theo đa số các đại diện trong ngành công nghiệp, công ty tốn khoảng 20.000 USD đến 40.000 USD/thần tượng/năm. Số tiền phải trả cho ăn uống, đi lai, học hát, luyện giọng, học diễn xuất, và học ngoại ngữ. Chi phí này không bao gồm chi phí y tế, người quản lư, làm đẹp, và phẫu thuật thẩm mỹ. Mỗi công ty quản lư hơn 20 học viên, và các công ty đại gia như SM Entertainment, YG Entertainment và JYP Entertainment chi ra tới hàng triệu một năm chỉ dành riêng cho các khoản đầu tư cho các học viên của họ.
MBLAQ
Ví dụ cần 5 năm đào tạo để cho ra mắt một thành viên nhóm nhạc nữ đ̣i hỏi một sự đầu tư tối thiểu là 150.000 USD đó có nghĩa là để “ra ḷ” một nhóm nhạc nữ 9 thành viên như SNSD, SM Entertainment phải đầu tư tối thiểu là 1,3 triệu USD. Con số này không bao gồm chi phí cho kư túc xá, đi lại, quản lư, chi phí trang phục, sản xuất album, quảng bá, và tiếp thị. Nếu tính tất cả các yếu tố đó sẽ cần tối thiểu là 2 triệu USD cho việc tung họ ra thị trường.
Cần 2 triệu USD để tung SNSD ra ḷ
Tuy nhiên, những năm đầu tư mà công ty quản lư bỏ ra cho nhóm nhạc thần tượng được hoàn lại bằng hàng trăm triệu đô la một lần khi một nhóm thành công ở nước ngoài và bắt đầu không chỉ việc bán album và CF, mà c̣n bán các sản phẩm khác nhau tại Nhật Bản, Trung Quốc, và Đông Nam Á. Một nhóm nhạc thần tượng có thể dễ dàng mang về một tỷ một năm.
Năm 2010 DBSK chẳng hoạt động ǵ cũng kiếm bộn tiền
KARA và SNSD, những người bước vào thị trường Nhật Bản cuối năm ngoái, đều kiếm được trên 30 triệu USD chỉ riêng bán album. Mặc dù DBSK tạm dừng hoạt động do vụ kiện với công ty quản lư, nhưng họ cũng kiếm về trên 130 triệu USD doanh số bán album tại Nhật Bản vào năm ngoái. Và 2PM, B2ST, SHINee, và MBLAQ đang chuẩn bị tiến vào thị trường Nhật Bản dự kiến sẽ đạt được kết quả tương tự.
Nhóm nhạc Arashi Nhật Bản đứng đầu về doanh số bán album năm ngoái kiếm được 237 triệu USD, và nếu đây được coi là thu nhập cao nhất mà một nghệ sĩ có thể đạt được ở thị trường Nhật Bản, th́ có nghĩa là những ngôi sao Hallyu có thể sớm vượt qua 200 triệu USD tiền bán hàng. Với việc bổ sung doanh thu album tại Trung Quốc và Đông Nam Á khác, ngôi sao Hallyu có thể dễ dàng đạt được trên 300 triệu USD đến 400 triệu USD tiền bán hàng.
Arashi
Theo một đại diện ngành công nghiệp, một nhóm nhạc có thể thu về t50 triệu USD một năm thông qua một tour diễn châu Á. Ngoài ra c̣n việc bán sách ảnh, kỷ vật, áo thun và bán hàng mỹ phẩm, cùng với sự xuất hiện trong phim điện ảnh và phim truyền h́nh th́ việc thu về một tỷ một năm là không ngoài tầm với, vượt xa con số 2 triệu USD đầu tư ban đầu.
Một đại diện của SM Nhật Bản tiết lộ: "Mặc dù một số hàng hóa của Hàn Quốc đang được bán bất hợp pháp ở Nhật Bản, nhưng doanh thu cũng rất cao. Thật khó để xác định số tiền chính xác, nhưng có vẻ như một thị trường ghê gớm như thế đă được tạo ra. Người hâm mộ Nhật Bản muốn mua hàng hóa về ngôi sao yêu thích của họ nhiều hơn so với fan Hàn Quốc, và lại c̣n làm tăng doanh số bán hàng".
Quyền lực K-pop đă vượt thị phần âm nhạc và có ảnh hưởng lớn đến văn hóa và du lịch. Theo Tổ chức Du lịch Hàn Quốc, du khách quốc tế đến tham dự họp mặt fan của các ngôi sao Hallyu và các sự kiện K-pop khác tăng gấp đôi trong năm trước, lên tới hơn 34.000 người.
Ngành công nghiệp âm nhạc cũng chú ư gần gũi hơn với thanh thiếu niên, những người tiêu dùng lứa tuổi 20. Họ từ chỗ trước kia chỉ thích vũ đạo và trang phục của thần tượng th́ này là yêu “tất cả mọi thứ thuộc về Hàn Quốc”. Trước hiệu ứng như vậy, các thương hiệu toàn cầu như LG và Samsung đă bắt đầu sử dụng làn sóng Hallyu bằng cách dùng ảnh của các nhóm nhạc thần tượng Hàn Quốc trong các quảng cáo của họ.
Minh Trang (Theo A)