Khách đến thăm thôn nuôi ong vò vẽ Cẩm Phô (Tiên Cẩm, Tiên Phước, Quảng Nam) không khỏi rùng mình với sự liều mạng của người dân ở đây. Người ta vào rừng tìm tổ ong vò vẽ còn nhỏ, lấy về treo trong vườn để thu hoạch ong non.
Nuôi ong làm mồi nhậu
Người này nuôi người kia bắt chước, chủ yếu “vui là chính” chứ bán ong non cũng chẳng được mấy đồng. Anh Nguyễn Thanh Trầm là người đầu tiên nghĩ ra cái “nghề” nuôi ong vò vẽ ở thôn Cẩm Phô, và cũng là người nuôi nhiều nhất. Vào mùa ong, trong vườn nhà anh bao giờ cũng lủng lẳng 20-30 tổ. Anh Trầm cho biết, khoảng tháng tư hằng năm là bắt đầu vào mùa ong làm tổ. Đồi Hòn Vú ở thôn Cẩm Phô nổi tiếng có nhiều ong, nhất là ong vò vẽ, anh thường xuyên làm rẫy và chăn bò nơi đây nhiều lúc phát hiện ra tổ ong nhưng “để dành” chưa lấy vì thấy còn bé quá, đợi vài tuần sau quay lại thì bị người khác “cỗm” mất rồi. Thế là anh nghĩ cách túm cả đàn ong con ong mẹ đem về vườn nhà mình nuôi cho chắc ăn.
Một tổ ong vò vẽ được nuôi trong vườn nhà dân ở Cẩm Phô.
Anh Trầm đóng hai cái cọc trong vườn, gác qua một cây xà rồi treo tổ ong vừa bắt được lên, có khi treo tạm lên một nhành cây nào đó trong vườn. Về chỗ mới, đàn ong vẫn tiếp tục kiếm mồi, xây tổ như bình thường. “Hiện trong thôn có cả chục người bắt chước nuôi ong”, anh Trầm nói. Cậu học trò lớp 10 Lê Hoàng Anh Vũ cũng là một tay “sát ong” trong thôn. Chỉ cần vào rừng, tìm một mô đất cao ngồi quan sát hướng đàn ong tha mồi là Vũ có thể dễ dàng tìm ra vị trí nơi bầy ong đóng tổ. Nếu tổ đã đủ lớn thì thu hoạch ong non luôn, tổ còn nhỏ thì cắt đem về. Một tổ ong chỉ bằng cái bát, đem về nuôi vài tháng thì lớn gấp 5-6 lần, có thể thu hoạch được. Mỗi mùa ong, Vũ nuôi trong vườn đến hàng trăm tổ.
Dân nhậu ở Tiên Cẩm và mấy xã lân cận hễ cần mồi là lại dông xe vào thôn Cẩm Phô kiếm một tổ ong đem về làm gỏi, nấu cháo. Mua nguyên một tổ giá chỉ vài chục nghìn đồng. Nếu cần, chủ vườn cũng có thể ra vườn cắt bán cho… nửa tổ, vì chỉ dăm ba ngày sau là đàn ong cần mẫn lại “vá” kín tổ y như cũ.
Nhiều người khác trong thôn thì chỉ nuôi dăm ba tổ lấy mồi nhậu chơi chứ không bán. Anh Lê Tấn Tài vừa lúi húi bên hốc đá sau vườn lấy mấy tầng ong non vào chế biến đãi khách vừa nói: “Tui mê cái món ong ni lắm nên nuôi vài tổ để… làm mồi nhậu thôi. Chứ nuôi nhiều nguy hiểm lắm, mà cũng được mấy tiền đâu. Giỡn mặt với ong là chết như chơi à!”.
Ong vò vẽ có thể tấn công và gây tử vong cho người đặc biệt là trẻ em.
Quá liều!
Các thợ ong ở Cẩm Phô đều có nhiều “ngón nghề” riêng để bắt cả bầy ong mẹ ong con mà không bị đốt. Ở địa phương có thể tìm được dễ dàng những viên thuốc bồi (một loại chất dẫn cháy) còn sót lại trong chiến tranh. Khi phát hiện tổ ong, dân “săn ong” đợi đến tối cho bầy ong chui vào tổ hết rồi đốt vài viên thuốc bồi nhét vào miệng tổ, cả bầy ong mấy trăm con bị “gây mê” trong vài giờ. Lúc này thì vô tư bẻ cành đem ong về nhà. Ngoài ra, các thợ ong còn có một chiêu “độc” khác là lấy tổ ong vò vẽ bằng… nước hoa.
Rất lạ là loài ong thích hoa nhưng lại sợ mùi nước hoa. Chỉ cần xịt một ít ở miệng tổ là không chú ong nào dám bay ra ngoài. Thợ ong cứ thế dùng bao mít bít kín cửa tổ ong rồi đem về dễ như không.
Khi thu hoạch ong non, người dân ở đây cũng chỉ dùng các cách trên chứ không bao giờ dùng lửa đốt như các nơi khác. Anh Kiều Lý Hoài, một tay nuôi ong đầy kinh nghiệm ở Cẩm Phô, lý giải: “Đốt thì ong chết hết, mùa sau còn ong đâu xây tổ nữa. Ăn cũng phải biết giữ thì mới còn!”. Dân nhậu vào mua ong thường ngỏ ý muốn mua trọn luôn cả bầy ong già về ngâm rượu, nhưng dân ở đây không bao giờ bán. Khi khai thác, thì một phần ong con được chừa lại làm… giống. Nhờ vậy mà năm nào ong ở Cẩm Phô cũng nhiều.
Nhưng dù có là “cao thủ” trong việc bắt ong, nuôi ong thì các thợ ong ở đây cũng không thể kiểm soát được hàng nghìn con ong “hiếu chiến”. “Chỉ cần tụi nhỏ trong xóm nghịch, ném đá là bầy ong túa ra đốt chết như chơi. Dù dặn dò kỹ rồi nhưng vẫn lo, đi đâu cũng không yên tâm được”, anh Trầm cho biết.
Chuyện người bị ong đốt ở Cẩm Phô không còn là chuyện lạ. Thậm chí nhiều người đã suýt chết vì chính đàn ong vò vẽ nuôi trong vườn nhà mình. Chị Lê Thị An (đội 12, thôn Cẩm Phô) kể một lần đang chăn bò thì đàn ong ùa ra đen kín. Cũng may chị chạy kịp nên chỉ bị đốt vài mũi nhưng cũng sốt mê man đến mấy ngày.
Bệnh viện Chợ Rẫy (Sài Gòn) mới đây đã tiếp nhận một bện nhân nữ tên H ở Trà Vinh bị ong vò vẽ đốt đến 40 nốt. Dù được nhanh chóng cho chạy thận, lọc máu nhưng bệnh nhân không qua khỏi. Những trường hợp bị ong đốt phải đưa vào cấp cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy như chị H. không hiếm.
Bác sĩ Phạm Hồng Trường, trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, thông thường bị ong vò vẽ đốt khoảng 15 nốt là có thể gây chết người. Nọc của ong vò vẽ rất độc, có thể làm rối loạn điện giải gây tụt huyết áp, suy gan, suy thận. Nếu bị ong vò vẽ đốt, nên đến bệnh viện ngay để được cứu chữa kịp thời.
Trích:
Bác sĩ Phạm Hồng Trường, trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, thông thường bị ong vò vẽ đốt khoảng 15 nốt là có thể gây chết người. Nọc của ong vò vẽ rất độc, có thể làm rối loạn điện giải gây tụt huyết áp, suy gan, suy thận. Nếu bị ong vò vẽ đốt, nên đến bệnh viện ngay để được cứu chữa kịp thời.
------------
Các anh các chị có hiểu những chử " rối loạn điện giải " là gì không ?
Trong máu thành phần các nguyên tố hóa học đươc cấu tạo dưới dạng ionize hay nôm na là những hóa tri, khi hóa trị của chất đó thay đổi gọi là chất điên giải
ví dụ như: K+, Ca++, H+ , 0--, ...... so on
rối loạn điện giải nghĩa là thành phần hóa trị của những nguyên tố trong máu sẽ thay đổi khiến nguyên tố bị tăng vọt hay giảm đi một cách khác thường...sẽ dẫn tới nhịp tim khác thường khiến áp suất máu thay đổi nếu áp suất máu cao hay thấp và để lâu ngày không chữa trị sẽ được lên thiên đàng (hell) họp mặt với bác hồ kính yêu và các nhà lãnh đạo cộng sản.......
ngụm cù tèo
hehehe
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.